10 NGÂN HÀNG VIỆT ĐANG “CUỐNG” VÌ BASEL II

(DĐDN) – Theo kế hoạch, từ tháng 2/2016, 10 ngân hàng do NHNN chỉ định sẽ chính thức bước vào thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Đây là tiêu chuẩn không mới đối với các ngân hàng trong khu vực nhưng đầy thách thức với các ngân hàng Việt Nam.

nganhang
Để áp dụng được tiêu chuẩn Basel II, các ngân hàng bắt buộc phải tăng vốn
Phải tăng vốn theo chuẩn
Theo CTCK Bảo Việt (BVSC), Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn Basel I, do đó, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam rất khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian.
Ví như với Basel I, trụ cột chỉ là yêu cầu vốn tối thiểu, rủi ro tín dụng và cách tiếp cận tiêu chuẩn đối với việc đo lường rủi ro và tính toán vốn. Nhưng với Basel II, về trụ cột có 3 yêu cầu là vốn tối thiểu, giám sát và kỷ luật thị trường & công bố thông tin. Về rủi ro là rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Về cách tiếp cận thông tin gồm nhiều cách tiếp cận đối với việc đo lường từng loại rủi ro và tính toán vốn.
Cách tính tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Basel II yêu cầu cao hơn. Ở Việt Nam, cách tính CAR hiện nay là Vốn tự có/Tài sản rủi ro. Nhưng với Basel II, CAR là Vốn tự có/Tài sản rủi ro +12,5 *(COP + CMR).
Trong đó, tài sản rủi ro là tài sản có rủi ro tín dụng * Hệ số rủi ro. COP là yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động. CMR là yêu cầu vốn đối với rủi ro thị trường.
Một áp lực trong việc áp dụng Basel II, đó là tăng vốn đối với các ngân hàng. Việc áp dụng Basel II sẽ khiến CAR của các ngân hàng giảm/yêu cầu vốn tăng lên do ngoài rủi ro tín dụng, Basel II tính đến yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Do đó, những ngân hàng có CAR xung quanh 9% sẽ phải tính đến phương án tăng vốn cấp 1 hoặc cấp 2 để cải thiện CAR.
Nhiều ngân hàng chưa sẵn sàng
10 ngân hàng Việt được chỉ định thí điểm theo tiêu chuẩn Basel II là BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB.
Theo số liệu của ngân hàng BIDV, tính đến cuối năm 2015, hệ số CAR của BIDV đạt trên 9%. Đây mới chỉ là mức tối thiểu cần phải đạt được theo quy định tại Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước nên thuộc diện phải tăng vốn. BIDV cũng là ngân hàng niêm yết duy nhất đã chạm trần mức cho phép của phát hành nợ thứ cấp làm vốn Cấp 2.
Do vậy, khi áp dụng Basel II, BIDV là ngân hàng đầu tiên phải tăng vốn Cấp 1. Mức vốn cần huy động không phải là nhỏ. Theo giả định, nếu BIDV tìm kiếm được đối tác chiến lược để bán khoảng 20% cổ phần, thì mức vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng từ 31.481 tỷ đồng lên 37.777 tỷ đồng. Và mức vốn này mới đủ giúp BIDV giải quyết những khó khăn trong việc áp dụng Basel II. Tuy nhiên đây mới chỉ là giả định.
Vietinbank cũng đang chịu áp lực lớn phải gia tăng nguồn vốn sớm khi Basel II được áp dụng. Tính đến cuối năm 2015, hệ số CAR của Vietinbank giảm về mức 10% khi tổng tài sản tăng nhanh  lên 17,8%.
Trong năm 2015, Vietinbank đã hoàn tất phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn để bổ sung vốn cấp 2. Nhưng để đáp ứng được tiêu chuẩn của Basel II, Vietinbank  sẽ phải tiếp tục phát hành thêm trái phiếu để giải quyết nhu cầu vốn.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số ngân hàng, giải pháp căn cơ và lâu dài có thể giúp các ngân hàng thu hút thêm được nguồn lực tài chính là nới room cho các đối tác nước ngoài. Lãnh đạo Vietinbank cho biết, Chính phủ và NHNN nên nới room cho đối tác ngoại lên mức 30%, 35%, 40% và có thể là mức cao hơn.
Còn lãnh đạo Vietcombank cho rằng, Chính phủ cần có lộ trình nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng nội từ 30-35% đồng thời có lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước tại các NHTM cổ phần Nhà nước để tạo dư địa thu hút vốn.
Vì sao phải theo đuổi Basel II?
Câu trả lời đơn giản là theo đuổi Basel II là theo đuổi mục tiêu trở thành một ngân hàng an toàn bởi Basel gồm các bộ tiêu chuẩn khắt khe về vốn, giúp ngân hàng đảm bảo an toàn trong hoạt động. Nếu như Basel I tập trung vào bảo toàn vốn chủ sở hữu, phân định vốn tự có theo nhiều cấp độ thì Basel II đề cập thêm những rủi ro về thị trường, vận hành, đồng thời tỷ lệ an toàn vốn cũng phải khắt khe hơn.
Ông Loic Fraussier – Phó tổng giám đốc, Giám đốc Khối Quản trị rủi ro của VIB cho biết, thực hiện Basel II, ngân hàng gặp rất nhiều thách thức nhưng lợi ích dài hạn mới khiến họ thực sự quan tâm. “Sau thời gian thực hiện Basel II, khung quản trị rủi ro của VIB đang tiệm cận với các ngân hàng quốc tế, giúp chúng tôi có cơ sở để cạnh tranh với họ khi trở thành ngân hàng lành mạnh và an toàn hơn. Nợ xấu của VIB năm 2014 đã giảm còn 2,51% so với 2,81% một năm trước đó và chúng tôi được Moody’s đánh giá là một trong 2 ngân hàng Việt có sức mạnh tài chính cao nhất”.
Ông Lê Trung Kiên – Phó vụ trưởng Vụ chính sách an toàn hoạt động ngân hàng – Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng việc triển khai Basel II tại Việt Nam còn nhiều thách thức về nhân lực cũng như khả năng tài chính. Tuy nhiên, đây là việc buộc phải làm bởi thực hiện Basel II là một nội dung quan trọng trong Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II còn là một xu thế tất yếu và bắt buộc khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với khu vực và trên thế giới. Việc áp dụng Basel II đối với 10 ngân hàng lớn nhất sẽ khiến các ngân hàng này phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng cho vay và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Cùng với đó, ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với ngân hàng Việt Nam cũng buộc các ngân hàng phải áp dụng Basel II  nếu muốn tham gia cuộc chơi lớn này vì hầu hết các ngân hàng trong khu vực đã áp dụng Basel II hoặc Basel III trong khi các ngân hàng Việt mới áp dụng Basel I.
Xác định được mức độ cấp bách và tất yếu này, NHNN cũng đã ra lộ trình đến năm 2018, cả 10 ngân hàng trên sẽ hoàn thành việc thí điểm, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các NHTM khác trong cả nước.
Minh Nguyên

Tổng quan Basel II

Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới.
Giới thiệu
Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới.
Tuy nhiên điều quan trọng hơn là hàng loạt các tác động kinh doanh và các thách thức về quản lý rủi ro Basel II có thể mang đến cho các ngân hàng, đối thủ cạnh tranh phi ngân hàng, khách hàng, cơ quan đánh giá và cuối cùng là các thị trường vốn toàn cầu của họ.
Sự phức tạp của Hiệp Ước Mới, cũng như phụ thuộc lẫn nhau của nó với Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế và các quy định của từng nơi trên toàn thế giới, làm cho triển khai Basel II là một dự án có độ phức tạp cao.
Bài viết này đưa ra tổng quan về các khuôn khổ Basel II. Chúng tôi nhấn mạnh rằng bởi vì các yêu cầu dữ liệu của Basel II là đáng kể, Hiệp Ước Mới không chỉ đơn giản là một bài tập về dữ liệu và hệ thống thông tin. Trên thực tế, dữ liệu Basel II và các vấn đề CNTT là phương tiện để đi đến đích, không phải là một kết thúc. Bằng cách tập trung vào các khía cạnh của Basel II, các ngân hàng có thể bắt đầu được hưởng lợi từ các cơ hội quan trọng nhất của nó.
Phát triển và triển khai Basel II  
Năm 1988, BCBS (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) đã giới thiệu một khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu của phát triển liên tục trong ngành ngân hàng, các quy định này đã được sửa đổi và vào tháng Sáu năm 2004, một hiệp ước về vốn mới (Basel II) được ban hành.
Để có thể triển khai Basel II hiệu quả, tất cả các ngân hàng sẽ cần phải xác định lại chiến lược kinh doanh của họ cũng như các rủi ro tiềm ẩn. Trên thực tế, việc tính toán nhu cầu vốn theo Hiệp Ước Mới đã yêu cầu ngân hàng thực hiện khung rủi ro toàn diện trên toàn bộ tổ chức.
Basel II cũng khuyến khích trên những cải tiến đang diễn ra trong đánh giá và giảm nhẹ rủi ro. Như vậy, qua thời gian, nó cung cấp cho các ngân hàng cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách phân bổ vốn cho các quy trình, phân đoạn và các thị trường chứng minh một tỷ lệ rủi ro/hiệu quả mạnh mẽ. Phát triển một sự hiểu biết rõ hơn về mối qua lại rủi ro/hiệu quả về vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp cụ thể, khách hàng, sản phẩm và quy trình là một trong những lợi ích kinh doanh tiềm năng quan trọng nhất ngân hàng có thể bắt nguồn từ việc tuân thủ, như hình dung của Ủy banBasel
Basel II được thiết kế như một khung tiến hóa, vì vậy theo thời gian các cập nhật sẽ được thực hiện để bắt kịp với sự phát triển liên tục trong ngành tài chính. Trước khi thực hiện các quy định mới, Basel II có thể trải qua một sự điều chỉnh định lượng trên cơ sở các kết quả của nghiên cứu tác động gần đây nhất.Các yêu cầu về quản lý rủi ro của Basel II có thể mang tới những thay đổi đáng kể trong kinh doanh căn bản của một ngân hàng riêng lẻ cũng như trong cơ cấu tổ chức của nó. Với Basel II, đầu ra của việc quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành sẽ là đầu vào của mô hình vốn kinh tế mà sử dụng nó các ngân hàng có thể phân bổ vốn cho các chức năng và giao dịch khác nhau và phụ thuộc vào rủi ro.
Nhìn chung về Basel II
Với Basel II, ủy ban Basel đã từ bỏ phương pháp luận “một kích thước phù hợp với tất cả” (“one size fits all”) của hiệp ước về vốn năm 1988 về việc tính toán yêu cầu vốn pháp định nhỏ nhất và giới thiệu khái niệm “3 cột trụ” (three pillar concept) mà tìm kiếm để liên minh các yêu cầu pháp định với các nguyên tắc kinh tế của quản lý rủi ro.
Basel I giới hạn bằng việc đo lường rủi ro thị trường và đo lường cơ bản cho rủi ro tín dụng. Basel II giới thiệu một chuỗi các cách tiếp cận rủi ro tín dụng phức tạp và tập trung mới vào rủi ro vận hành. Basel II sử dụng khái niệm “three pillars”– (1) Yêu cầu vốn tối thiểu, (2) rà soát giám sát, (3) nguyên tắc thị trường.
Pillar I
Pillar I nhắc đến việc duy trì một lượng vốn pháp định được tính toán cho ba thành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành. Với thành phần rủi ro tín dụng có thể được tính toán theo ba cách khác nhau của thay đổi độ phức tạp, cụ thể là tiếp cận tiêu chuẩn hóa, IRB nền tảng và IRB cao cấp. IRB là viết tắt của “Internal Rating - Based Approach” - “Phương pháp tiếp cận dựa trên đánh giá nội bộ”.
Với rủi ro vận hành, có ba cách tiếp cận khác nhau - phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản, phương pháp tiêu chuẩn hóa, và phương pháp đo lường nội bộ. Đối với rủi ro thị trường phương pháp tiếp cận ưa thích là VaR.
Với Pilar I, tỷ lệ vốn tối thiểu bằng 8% là không thay đổi. Tỷ lệ này thể hiện mối quan hệ giữa các quy định về quỹ (vốn) của riêng ngân hàng và tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro, một cách tính toán khả năng gánh chịu rủi ro. Tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro là giá trị tài sản nhân lên với một tham số (trọng số rủi ro) mà là đại diện cho cho rủi ro (tín dụng) liên quan tới các tài sản này. Với rủi ro vận hành và rủi ro thị trường, hai loại rủi ro khác được tính toán trong khung Basel I, tài sản được điều chỉnh theo trọng số (mà được dùng trong tính tỉ lệ vốn tối thiểu) có nguồn gốc trực tiếp từ các yêu cầu về vốn được tính bằng cách nhân chúng với 12,5 (nghịch đảo của tỷ lệ tối thiểu 8%).
Pillar I, cũng cấp một cập nhật cơ bản của phương pháp Basel I cho tính toán tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro, mẫu số của tỷ lệ vốn. Đầu tiên, rủi ro vận hành được giới thiệu như một loại rủi ro mới cho các ngân hàng phải giữ vốn quy định. Rủi ro này bao gồm các thiệt hại do quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc bị thất bại, do con người hay hệ thống, hoặc từ các sự kiện bên ngoài.
Thứ hai, một loạt các tùy chọn nhạy cảm với rủi ro và ngày càng tinh vi có thể dùng để quyết định yêu cầu về vốn của ngân hàng, cả cho rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành. Theo cách này, tùy chọn có thể được lựa chọn để phù hợp nhất với các đặc trưng riêng biệt của từng ngân hàng. Hơn nữa, ưu đãi được áp dụng chocác ngân hàng áp dụng cách tiếp cận phức tạp hơn và do đó cải thiện khả năng quản lý rủi ro của họ theo thời gian. Trong lĩnh vực rủi ro tín dụng, có hai phương phương pháp được tiếp cận, đó là tiếp cận tiêu chuẩn và tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ (IRB). Cách tiếp cận trước ràng buộc trọng số rủi ro với xếp hạng cung cấp bởi các cơ quan xếp hạng được công nhận. Cách tiếp cận sau sử dụng các ước tính của chính ngân hàng về các yếu tố rủi ro nhất định, dựa trên các yếu tố rủi ro được phép tính toán, khoảng cách được tạo ra giữa cách tiếp cận cơ bản và cách tiếp cận nâng cao. Các quy định mới về rủi ro tín dụng cũng bao gồm cả đối phó chi tiết với chứng khoán và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Cuối cùng, trong lĩnh vực rủi ro vận hành, ngân hàng có thể tính toán yêu cầu vốn trên cơ sở tổng thu nhập của mình (cách tiếp cận chỉ tiêu cơ bản và phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn). Với rủi ro thị trường, khung Basel mới về cơ bản không thay đổi cách tiếp cận hiện tại.
A. Cách tiếp cận được chuẩn hóa cho rủi ro tín dụng.
Trong cách tiếp cận đã chuẩn hóa, tài sản được phân loại thành một tập hợp các lớp tài sản được chuẩn hóa và một trọng số rủi ro áp dụng cho mỗi lớp, phản ánh mức độ tương quan của rủi ro tín dụng. Sự thay đổi so với Basel I liên quan đến sử dụng xếp hạng tín dụng bên ngoài làm cơ sở quyết định trọng số rủi ro. So với Basel I, nơi mà tất cả các tài sản đều được đánh trọng số 100%, thì giờ đây đã có sự cân nhắc khác nhau cho các trọng số rủi ro. Trọng số cho các doanh nghiệp đầu tư đã giảm đáng kể (ví dụ, tới 20% cho AAA), trong khi ở phân khúc doanh nghiệp không đầu tư, một trọng số rủi ro là 50% áp dụng cho doanh nghiệp được xếp hạng dưới “BB”. Hơn nữa, các doanh nghiệp không được xếp hạng giờ đây đã đạt được một trọng số rủi ro tương tự như lúc trước thu được theo Basel I.
B. Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng.
Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB) là một trong những yêu tố đổi mới nhất của khung Basel II mới bởi vì nó cho phép chính các ngân hàng quyết định các yếu tố căn bản khi tính toán các yêu cầu về vốn của họ. Với cách tiếp cận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên “phân bố xác suất thua lỗ” dựa vào rủi ro mặc định trong danh mục các khoản vay hay các công cụ tài chính khác. Nhận thức về đánh giá rủi ro được thiết lập trong một năm. Mô hình IRB tiếp tục giả định một mức độ 99.9% độ tin cậy, (nghĩa là một lần trong một nghìn năm), các tổn thất thực tế dự kiến sẽ vượt quá ước tính của mô hình.
Pillar II
Pillar II định nghĩa quá trình rà soát giám sát của khung quản lý rủi ro của tổ chức và cuối cùng là an toàn vốn. Nó đặt ra trách nhiệm giám sát cụ thể đối với hội đồng quản trị và quản lý cấp cao, do đó tăng cường nguyên tắc của kiểm soát nội bộ và quản trị doanh nghiệp khác do cơ quan quản lý ở các nước khác nhau trên toàn thế giới thực hiện.
Theo Ủy ban Basel, Hiệp Ước Mới nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý ngân hàng là phát triển một quy trình đánh giá vốn nội bộ và thiết lập mục tiêu cho vốn có tương xứng với hồ sơ rủi ro đặc biệt và môi trường kiểm soát của ngân hàng. Giám sát viên sẽ chịu trách nhiệm đánh giá xem các ngân hàng định giá nhu câu an toàn vốn của họ liên quan đến rủi ro của ngân hàng tốt đến mức nào. Sau đo các quy trình nội bộ sẽ là đối tượng được rà soát giám sát và can thiệp khi thích hợp. Kết quả là giám sát viên có thể yêu cầu, ví dụ, hạn chế về chi trả cổ tức hoặc nâng cao ngay lập tức vốn bổ sung.
Với quy trình rà soát giám sát, các câu hỏi cũng sẽ được đề cập là liệu các ngân hàng có nên giữ vốn bổ sung đối với những rủi ro mà không hoặc không hoàn toàn, được nhắc đến trong Pillar I, và điều này có thể liên quan đến hành động giám sát khi điều này thực sự xảy ra. Vai trò tích cực cho cơ quan giám sát sẽ cung cấp cho các ngân hàng ưu đãi để tiếp tục cải thiện mô hình và hệ thống quản lý rủi ro và của các ngân hàng. Đối với tình hình hiện nay, Pillar II đòi hỏi giám sát viên áp dụng cẩn thận hơn các quyết định trong việc đánh giá về an toàn vốn của các ngân hàng riêng lẻ.
Pillar III
Pillar III nhằm mục đích tăng cường kỷ luật thị trường thông qua tăng cường công khai thông tin của các ngân hàng. Nó đặt ra yêu cầu và khuyến nghị công kha thông tin trong một số lĩnh vực, bao gồm cả cách ngân hàng tính toán an toàn vốn và phương pháp đánh giá rủi ro của ngân hàng. Tăng cường so sánh và minh bạch giữa các ngân hàng là kết quả mong muốn của Pillar III. Đồng thời, Ủy ban Basel đã tìm cách để đảm bảo rằng Basel II tương ứng với các chuẩn mực kế toán, và trên thực tế, không xung đột với các tiêu chuẩn về công khai thông tin kế toán rộng hơn mà các ngân hàng phải tuân thủ.
Với Pillar III, các ngân hàng sẽ được yêu cầu công khai thông tin tập trung vào các thông số quan trọng của hồ sơ kinh doanh của họ, nguy cơ rủi ro và quản lý rủi ro. Những công khai như vậy được xem như là một điều kiện tiên quyết cho tính hiệu quả hoạt động của nguyên tắc thị trường ngân hàng. Cả hai thông tin định tính và định lượng phải được công khai. Do đó cần thiết công khai về cơ cấu và an toàn vốn, và thông tin công khai phải bao gồm chi tiết về vốn căn bản. Về công khai rủi ro tín dụng, thông tin về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng và tài khoản chứng khoán phải được cung cấp. Các ngân hàng sẽ được yêu cầu phác thảo một số chi tiết về việc sử dụng phương pháp tiếp cận IRB, mà đại diện cho một thành phần chính của Hiệp Ước Mới. Yêu cầu công khai còn bao gồm thêm việc tuân thủ các yêu cầu về rủi ro vận hành. Cuối cùng, Hiệp Ước Mới yêu cầu thông tin về cổ phần vốn chủ sở hữu và rủi ro lãi suất trong cuốn sách ngân hàng được xuất bản. (Hình 1)
Tóm tắt về Three Pillars
Pillar I : Yêu cầu về vốn tối thiểu
Pillar II: Rà soát giám sát
Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá an toàn vốn tổng thể của họ và chiến lược để duy trì mức vốn.
Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại “quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng”.
Các giám sát viên mong đợi ngân hàng hoạt động trên tỉ lệ vốn tối thiểu, và nên khuyến nghị các ngân hàng duy trì vốn ở mức cao hơn mưc tối thiểu.
Giám sát viên cần tìm cách can thiệp ở giai đoạn đầu để ngăn chặn vốn rơi xuống dưới mức tối thiểu.
Pillar III: Nguyên tắc thị trường
Nguyên tắc thị trường củng cố các nỗ lực để thúc đẩy an toàn và minh bạch trong các ngân hàng.
Công khai các thông tin cơ bản và các thông tin liên quan đã làm cho nguyên tắc thị trường hiệu quả hơn.
So sánh giữa Basel I và Basel II
Với Basel I, mức độ cphân biệt rủi ro rất đơn giản. Ngoại trừ chính phủ, tổ chức công cộng, ngân hàng, tài sản thế chấp nhà ở, các hệ số rủi ro là 100%. Cho vay Samsung Electronics và SOHO nhận được trọng số số rủi ro như nhau. Điều này là khônghợp lývới lẽ thường. Các đặc điểm chính của BaselII đang củng cốsự phân biệt rủi ro và tăng lợi ích cho ngân hàng mà có thể quản lý rủi ro sử dụng dữ liệu nội bộ đạt chất lượng. Đối với ngân hàng không có dữ liệu nội bộ đạt chất lượng, sẽ sử dụng giá trị ước lượng tiêu chuẩn được đưa ra bởi cơ quan giám sát. Điều này có ý nghĩa là đưa ngân hàng đến một sự biến đối sang một cấu trúc mà các hệ thống của ngân hàng như dữ liệu nội bộ, quy trình, quản lý và chiến lược có khả năng chống lại rủi ro thực tế. Môi trường pháp lý thay đổi ảnh hưởng đến kinh doanh và việc ra quyết định thông qua nhiều loại tương tác.
Kết luận
Yêu cầu quản lý rủi ro của Hiệp Ước Mới dường như mang đến một thay đổi đáng kể trong kinh doanh căn bản của ngân hàng riêng lẻ cũng như trong cơ cấu tổ chức của nó. Theo Basel II, các kết quả quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành sẽ là đầu vào của một mô hình vốn kinh tế mà dùng nó các ngân hàng có thể cấp vốn cho các chức năng và giao dịch khác nhau tùy thuộc vào rủi ro.
Để tránh khả năng yêu cầu dự trữ vốn cao hơn có thể gây nguy hiểm cho vị thế thị trường, các ngân hàng cần phải đảm bảo rằng họ có một cách tiếp cận triển khai toàn diện tại chỗ. Họ cũng cần phải cân nhắc làm thế nào những thách thức và cơ hội của Basel II có thể ảnh hưởng đến kinh doanh của họ và các mối quan hệ khách hàng của họ theo thời gian.
(Cnth theo Tạp chí thnh)

CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG – BASEL II VÀ ÁP LỰC TĂNG VỐN




Cổ phiếu các ngân hàng tại Việt Nam đang chịu áp lực rất lớn trong việc thực hiện áp dụng Basel II. Trong năm 2016, sẽ có 10 ngân hàng được thí điểm áp dụng Basel II đó là BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB trong đó có những ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán như BIDV, Vietinbank, Vietcombank, ACB và Sacombank.

Một tiêu chí quan trọng trong việc áp dựng Basel II đó là chỉ số an toàn vốn CAR phải đạt tối thiểu theo chuẩn của Basel II. Mặc dù mức CAR đưa ra của Basel II chỉ là 8% tuy nhiên có quy định rõ ràng về cách tính cũng như tỷ lệ của vốn chủ sở hữu và vốn cấp 1 cũng như cấp 2 của ngân hàng.
So với cách tính CAR của Basel II, các tính CAR của Việt Nam đang áp dụng có sự khác biệt: Cách tính tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Basel II yêu cầu cao hơn. Ở Việt Nam, cách tính CAR hiện nay là Vốn tự có/Tài sản rủi ro. Nhưng với Basel II, CAR là Vốn tự có/(Tài sản rủi ro +12,5 *(COP + CMR)). Trong đó, tài sản rủi ro là tài sản có rủi ro * Hệ số rủi ro. COP là yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động. CMR là yêu cầu vốn đối với rủi ro thị trường. Điều này cho thấy mẫu số của công thức tính CAR theo Basel II lớn hơn nhiều theo cách tính của Việt Nam hiện nay và điều đó sẽ khiến cho các chỉ số CAR của các ngân hàng tại Việt Nam giảm sút đáng kể.
Chỉ số CAR theo cách tính của Việt Nam được công bố bởi NHNN tại thời điểm tháng 11/2015 cho thấy các ngân hàng thương mại nhà nước đang có chỉ số thấp nhất với mức bình quân là 9,12 và của các ngân hàng cổ phần là 12,75. Và đặc biệt với BID và CTG thì chỉ số này chỉ lần lượt là 9% và 10,3% và theo ước tính thì nếu áp dụng CAR của Basel II thì các chỉ số này sẽ giảm đi 1% và dường như nằm vừa đủ với tiêu chí của Basel II.
Hệ số CAR tại 11/2015
Việc chỉnh sửa thông tư 36 cũng sẽ tác động mạnh đến chỉ số CAR của các ngân hàng và việc các ngân hàng chủ động tăng vốn chủ sở hữu hay vốn cấp 1 là điều chắc chắn sẽ phải thực hiện trong những tháng tới, nếu họ không muốn bị ra khỏi cuộc chơi Basel II.
Một điều khiến chỉ số của các ngân hàng ở Việt Nam bị ảnh hưởng đó là việc tăng tổng tài sản quá nhanh so với tăng vốn. Như trong bài viết về Top 100 ngân hàng tại Đông Nam Á, các ngân hàng tại Việt Nam đang tăng quá mạnh về tổng tài sản nhưng quá thấp về vốn chủ sở hữu.
Điều này sẽ khiến cho các cổ đông của ngân hàng tại Việt Nam tiếp tục nhận cổ tức bằng cổ phiếu cũng như sẽ bị pha loãng cổ phiếu khi ngân hàng tiến hành bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược, các đối tác nước ngoài. Và đối với một số ngân hàng có mức lợi nhuận khiêm tốn trong năm 2015, việc không có nguồn lợi nhuận giữ lại sẽ là điều khó khăn khi họ muốn tăng vốn cấp 1. Việc tìm kiếm các đối tác bên ngoài để phát hành thêm và pha loãng lợi nhuận cho các cổ đông hiện tại sẽ trở nên khó khăn. Và người bị thiệt đó là những cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ các cổ phiếu này.
Do vậy với các ngân hàng tham gia thí điểm Basel II, 2016 sẽ là năm cực kỳ khó khăn và cổ đông của họ sẽ phải gánh chịu rất nhiều rủi ro và yếu tố khó có thể tự quyết. Tuy nhiên, với những ngân hàng có lợi nhuận tốt trong năm 2015, việc này sẽ trở nên dễ thở hơn so với các ngân hàng còn lại.
Lê Quang Hải – Kiểm toán PRO.

Gaps and Gap Analysis (Gap trong đồ thị nến)

Have you ever wondered what causes gaps in price charts and what they mean? Well, you've come to the right place. Just in case, a gap is an area on a price chart in which there were no trades. Normally this occurs between the close of the market on one day and the next day's open.

Lot's of things can cause this, such as an earnings report coming out after the stock market has closed for the day. If the earnings were significantly higher than expected, many investors might place buy orders for the next day. This could result in the price opening higher than the previous day's close. If the trading that day continues to trade above that point, a gap will exist in the price chart. Gaps can offer evidence that something important has happened to the fundamentals or the psychology of the crowd that accompanies this market movement. Before we get into the different types of gaps, here is a chart showing a gap so you will know what we are talking about.
Gaps appear more frequently on daily charts, where every day is an opportunity to create an opening gap. Gaps on weekly or monthly charts are fairly rare: the gap would have to occur between Friday's close and Monday's open for weekly charts and between the last day of the month's close and the first day of the next month's for the monthly charts. Gaps can be subdivided into four basic categories: Common, Breakaway, Runaway, and Exhaustion.

Common Gaps

Sometimes referred to as a trading gap or an area gap, the common gap is usually uneventful. In fact, they can be caused by a stock going ex-dividend when the trading volume is low. These gaps are common (get it?) and usually get filled fairly quickly. ”Getting filled” means that the price action at a later time (few days to a few weeks) usually retraces at the least to the last day before the gap. This is also known as closing the gap. Here is a chart of two common gaps that have been filled. Notice that after the gap the prices have come down to at least the beginning of the gap? That is called closing or filling the gap.
A common gap usually appears in a trading range or congestion area, and reinforces the apparent lack of interest in the stock at that time. Many times this is further exacerbated by low trading volume. Being aware of these types of gaps is good, but doubtful that they will produce a trading opportunities.

Breakaway Gaps

Breakaway gaps are the exciting ones. They occur when the price action is breaking out of their trading range or congestion area. To understand gaps, one has to understand the nature of congestion areas in the market. Acongestion area is just a price range in which the market has traded for some period of time, usually a few weeks or so. The area near the top of the congestion area is usually resistance when approached from below. Likewise, the area near the bottom of the congestion area is support when approached from above. To break out of these areas requires market enthusiasm and, either, many more buyers than sellers for upside breakouts or more sellers than buyers for downside breakouts.
Volume will (should) pick up significantly, for not only the increased enthusiasm, but many are holding positions on the wrong side of the breakout and need to cover or sell them. It is better if the volume does not happen until the gap occurs. This means that the new change in market direction has a chance of continuing. The point of breakout now becomes the new support (if an upside breakout) or resistance (if a downside breakout). Don't fall into the trap of thinking this type of gap, if associated with good volume, will be filled soon. It might take a long time. Go with the fact that a new trend in the direction of the stock has taken place, and trade accordingly. Notice in the chart below how prices spent over 2 months without going lower than about 41. When they did, it was with increased volume and a downward breakaway gap.
A good confirmation for trading gaps is if they are associated with classic chart patterns. For example, if an ascending triangle suddenly has a breakout gap to the upside, this can be a much better trade than a breakaway gap without a good chart pattern associated with it. The chart below shows the normally bullish ascending triangle (flat top and rising, lower trend line) with a breakaway gap to the upside, as you would expect with an ascending triangle.

Runaway Gaps

Runaway gaps are also called measuring gaps, and are best described as gaps that are caused by increased interest in the stock. For runaway gaps to the upside, it usually represents traders who did not get in during the initial move of the up trend and while waiting for a retracement in price, decided it was not going to happen. Increased buying interest happens all of a sudden, and the price gaps above the previous day's close. This type of runaway gap represents an almost panic state in traders. Also, a good uptrend can have runaway gaps caused by significant news events that cause new interest in the stock. In the chart below, note the significant increase in volume during and after the runaway gap.
Runaway gaps can also happen in downtrends. This usually represents increased liquidation of that stock by traders and buyers who are standing on the sidelines. These can become very serious as those who are holding onto the stock will eventually panic and sell – but sell to whom? The price has to continue to drop and gap down to find buyers. Not a good situation.
The term measuring gap is also used for runaway gaps. This is an interpretation that is hard to find examples for, but it is a way of helping one decide how much longer a trend will last. The theory is that the measuring gap will occur in the middle of, or half way through, the move.
Sometimes, the futures market will have runaway gaps that are caused by trading limits imposed by the exchanges. Getting caught on the wrong side of the trend when you have these limit moves in futures can be horrifying. The good news is that you can also be on the right side of them. These are not common occurrences in the futures market despite all the wrong information being touted by those who do not understand it, and are only repeating something they read from an uninformed reporter.

Exhaustion Gaps

Exhaustion gaps are those that happen near the end of a good up- or downtrend. They are many times the first signal of the end of that move. They are identified by high volume and large price difference between the previous day's close and the new opening price. They can easily be mistaken for runaway gaps if one does not notice the exceptionally high volume.
It is almost a state of panic if the gap appears during a long down move where pessimism has set in. Selling all positions to liquidate holdings in the market is not uncommon. Exhaustion gaps are quickly filled as prices reverse their trend. Likewise, if they happen during a bull move, some bullish euphoria overcomes trades, and buyers cannot get enough of that stock. The prices gap up with huge volume; then, there is great profit taking and the demand for the stock totally dries up. Prices drop, and a significant change in trend occurs. Exhaustion gaps are probably the easiest to trade and profit from. In the chart, notice that there was one more day of trading to the upside before the stock plunged. The high volume was the giveaway that this was going to be, either, an exhaustion gap or a runaway gap. Because of the size of the gap and the near doubling of volume, an exhaustion gap was in the making here.

Conclusion

There is an old saying that the market abhors a vacuum and all gaps will be filled. While this may have some merit for common and exhaustion gaps, holding positions waiting for breakout or runaway gaps to be filled can be devastating to your portfolio. Likewise, waiting to get on-board a trend by waiting for prices to fill a gap can cause you to miss the big move. Gaps are a significant technical development in price action and chart analysis, and should not be ignored. Japanese candlestick analysis is filled with patterns that rely on gaps to fulfill their objectives.

The Next Perfect Banking Storm - Cơn bão ngành ngân hàng tiếp theo sẽ diễn ra vào thời gian nào?

Those looking for when the next financial crisis might be should set a reminder for Jan. 1, 2018.
That's when a host of new rules are scheduled to come into force that are likely to further constrain lending ability and prompt banks to only advance money to the best borrowers, which could accelerate bankruptcies worldwide. As with any financial regulation, however, the effects will start to be felt sooner than the implementation date.

Two key rules are slated for 2018: The leverage ratio set by the Basel Committee on Banking Supervision and International Financial Reporting Standard No. 9, defined by the International Accounting Standards Board. Other rules that require banks to stop using their own internal measures to assess risk start to be introduced from next year.

Basel III has already been blamed for reduced liquidity in global markets and slower credit growth. What's about to be rolled out will be a steroid shot to that.

Past its Heyday
As regulation has increased, the number of credit-related jobs at financial institutions has plunged



IFRS 9, for instance, will require earlier recognition of expected credit losses, a move that according to some credit analysts could increase nonperforming assets at some banks by as much as a third. As bad loans -- or their recognition, for that matter -- increase, so do capital requirements. In other words, it'll be more expensive and difficult for banks to lend.

New Basel rules aimed at reducing the leeway banks currently enjoy on how they account for risk will come into effect over the next two years. The regulations imposed after the global financial crisis already require banks to set aside more capital for every dollar they lend, depending on a borrower's credit standing. The trouble is, global regulators left the decision on creditworthiness mostly to the banks themselves. A 2013 Basel study found variations of as much as 20 percent in the risk weighting attached to similar assets.

Starting from 2017 therefore, financial institutions will no longer be able to use their internal models to assess risk for derivative counterparties. In 2018, that will be expanded to securitization and thereafter -- though the exact date is yet to be determined -- lenders will have to evaluate all of their loan clients based on standards set by the Basel committee.

According to the proposed rules, companies that have higher revenues and lower leverage will require less capital from banks, meaning banks will have an incentive to lend only to the biggest corporates with more established businesses. Good luck to smaller enterprises needing funds to increase sales.

Before that rule comes into force, however, the leverage ratio takes effect on Jan. 1, 2018. From then, banks will be required to limit how much their balance sheet is leveraged overall, effectively putting a hard cap on loan growth.

It's increasingly difficult for banks to help spur global expansion, no matter how low -- or negative -- benchmark rates are. But it's about to get a lot tougher. Banks will tighten their belts and as they deleverage, so will the world. That means more bankruptcies, lay-offs and fewer jobs, which sounds very much like a recipe for a global crisis.

As former Bank of England Governor Mervyn King noted recently, the massively detailed banking legislation that was enacted after the last financial crisis has certainly created a lot of jobs for lawyers and compliance officers. Perhaps those two areas will be the only bright spots post 2018.



Kỹ năng đàm thương lượng

ĐỂ NGƯỜI KHÁC SAY "YES"
HÃY KHIẾN HỌ SAY "NO".
Nếu bạn muốn nắm tay cô gái mới quen, thì hãy đề nghị:
- Cho anh hôn cái nha?
- Ôi không, không thể.
- Vậy nắm tay được không?
- Hì hì, nắm tay thì được ^^
Khi muốn ai thực hiện điều A, hãy đưa cho họ một điều B khó có thể chấp nhận được. Khi họ từ chối B, lúc đó hãy đưa ra A, và họ sẽ đồng ý với A.
Chiêu này thì mấy bà ngoài chợ rành lắm, nó còn gọi "nói thách". Mua cái áo hỏi nhiêu: 500k. Mình trả giá 300k nha cô. Ok, lấy đi. Mình dính chắc!
Khi ai đó say NO với chúng ta, và mình không ép họ nữa, họ có cảm giác đang được nhượng bộ, lúc này họ sẽ dễ dàng đồng ý với một yêu cầu nhỏ hơn!
Cũng lưu ý: Nếu bạn nói: Cho anh hôn cái nha, cái nhỏ "Ừ" luôn. Thì mảnh vườn kia đã lâu ko ai cày kéo. Còn đợi gì nữa... Hãy nhanh chóng khai hoang.

ĐỂ THUYẾT PHỤC AI LÀM ĐIỀU GÌ ĐÓ HÃY CHO HỌ XEM MỘT DANH SÁCH.
 Con người có thói quen bắt chước. Khi họ không biết quyết định như thế nào thì thường họ sẽ theo số đông.
Ban quản trị chung cư đề nghị kể từ tháng sau sẽ tăng tiền xe lên 100k/tháng, thay vì 80k. Họ đến từng căn hộ giải thích, thuyết phục: Kết quả: 99% người dân không đồng ý. Đụng tới tiền bạc là đụng tới cái bao tử của nhiều người mà.
Lần sau, ban quản trị cử người quay lại từng căn hộ. Nhưng thay đổi cách làm. Họ cầm trên tay một DANH SÁCH. Vâng, một danh sách với những chữ ký của những người dân đã đồng ý việc tăng giá gửi xe. Sau khi xem danh sách này, họ đã dễ dàng đồng ý với chính sách giá mới, họ đã ký tên.
Nếu bạn muốn bán nhiều sản phẩm hơn, hãy học cách trưng ra danh sách khách hàng đã mua hàng, một cách nổi bật nhất!
Đó là lý do tôi thường xuyên công bố các thành viên tham gia vào Lò Copywriter của mình. Nói ra thật ngại quá! ^^

ĐỂ ĐIỀU KHIỂN TÂM TRÍ MỘT NGƯỜI HÃY KHIẾN HỌ PHÁT ĐIÊN LÊN.
 Làm sao để họ phải điên lên, hãy sử dụng: PHÉP GIẤU. Một trong bộ 13 Tử Huyệt Cảm Xúc!
Có lần tôi đi nhậu với bạn bè về trễ. Biết thế nào đến nhà là cô vợ lại làm ầm lên. Nên vừa tới cửa bước vào, tôi tung ngay chiêu của mình. Kéo vợ ngồi xuống ghế, tôi nói:
- Em à, mình sống với nhau cũng được 5 năm rồi. Tối nay anh có 2 điều quan trọng muốn nói với em. Mong em bình tĩnh, đừng quá xúc động.
- Hả, có chuyện gì, anh nói đi.
- Ừa, mà anh không biết có nên nói bây giờ không nữa?
- Anh cứ nói đi, có gì đâu phải giấu.
- Thôi được rồi, anh nghĩ mình đi ngủ đi, mai anh sẽ nói cho em được rõ nhen. Giờ cũng khuya rồi.
Bạn nghĩ cô ấy có ngủ được không, chắc chắn là cả đêm cô ấy chỉ nghĩ đến "2 điều quan trọng anh muốn nói với em" mà thôi. Và tức nhiên, cô vợ cũng quên luôn chuyện tôi đi về trễ. ^^
Những nhà làm phim, họ rất sành chiến lược này. Bạn có nhớ là, khi bạn xem những bộ phim dài tập, cứ đến đoạn hay nhất, cao trào nhất thì tập phim kết thúc. Bạn phải đợi cả tuần để xem tập tiếp theo. Bạn cảm thấy thế nào. Tức lắm chứ. Nhưng nhờ vậy mà bạn mới đủ động lực theo dõi hết các tập phim. Họ đang dùng PHÉP GIẤU!
Những diễn giả thì quá thành thạo việc này.
Trong một buổi diễn thuyết chốt sales, diễn giả khéo léo bảo:
- Buổi học hôm nay, tôi đã hé lộ phần nào bí mật của người giàu. Và còn 3 bí mật quan trọng nhất, tôi sẽ chia sẻ nó trong khóa học tiếp theo của mình. Hy vọng gặp lại các bạn.
Vâng, đã rất nhiều người bị thôi miên bởi PHÉP GIẤU, cho dù bạn có biết nó không, nhưng tôi dám chắc trong đời, bạn ít nhất vài lần bị chi phối bởi thứ ma lực ngôn từ này.
Lời cuối cùng, chia sẻ những bí mật quan trọng này, tôi hy vọng các bạn hãy sáng suốt nhận ra các chiêu trò, cũng như vận dụng nó một cách có chủ đích tốt đẹp các bạn nhé!

Nguồn: Facebook Huỳnh Minh Thuận

“Tôi đã ngừng ý định giúp đỡ người khác, và tôi khuyên bạn cũng nên như thế!”

Đây là những lời của CamMi Phạm, một blogger thành công, người đặt ra các quy tắc về giúp đỡ mọi người trong cuộc sống.

Mẹ tôi dạy tôi rằng: "Đừng bao giờ cố gắng đưa ra lời khuyên hay cố gắng giúp đỡ bất cứ ai khi mà họ yêu cầu." Tôi đã luôn nghĩ rằng có lẽ mẹ tôi hơi vô tâm hoặc thuộc tuýp người lạnh lùng. Nhưng khi trưởng thành, tôi bắt đầu nhận ra rằng bà đã đúng. Mẹ tôi là một trong những người tốt bụng nhất trên đời, ít nhất là đối với tôi.
Xã hội luôn luôn nhấn mạnh về sự cần thiết trong việc giúp đỡ mọi người. Và tôi cũng luôn tâm niệm rằng bản thân sẽ làm tốt điều đó!
Ai đó nói với bạn rằng bạn nên giúp đỡ người khác vô điều kiện, kể cả khi họ không mong đợi. Tất nhiên là sự tử tế có thể thay đổi cuộc sống của một người trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, bất cứ sự việc nào cũng đều có hai mặt của nó.
Không phải mọi thứ đều xấu. Tương tự như vậy, không phải mọi thứ đều tốt. Nghĩa là việc giúp đỡ mọi người không phải là điều tồi tệ, và chẳng phải lúc nào cũng là điều tuyệt vời. Dưới đây là những lý do tại sao tôi dừng lại việc giúp đỡ tất cả mọi người, và tôi khuyên bạn cũng nên như thế:
1. Đừng giúp đỡ người không xứng đáng nhận sự trợ giúp từ bạn
"Khi bạn trưởng thành, bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn có hai bàn tay, một là để giúp đỡ chính mình, và một là để giúp đỡ những người khác."- (Sam Levenson)
Trong quá khứ, khá nhiều lần người ta mời tôi đi uống cà phê chỉ để "tận dụng chất xám của tôi". Nếu đó là một người giàu có, với số tiền đáng mơ ước trong các tài khoản ngân hàng, vậy mà họ vẫn muốn "tận dụng" não bộ của tôi một cách free (miễn phí) thì rõ là không thể chấp nhận được. Thậm chí, họ còn không bận tâm trả tiền cà phê cho tôi.
Họ không hiểu rằng tôi cũng có một gia đình để nuôi, có những hóa đơn cần chi trả hàng tháng, và có cả những khoản nợ đã đến kỳ thanh toán. Họ không nhận ra rằng để dành thời gian cho việc đi cà phê với họ, tôi sẽ phải bù lại khoảng thời gian đã mất đó và làm việc tới tận 2 giờ sáng.
Nếu họ không nghĩ rằng thời gian của tôi là có giá trị, thì tôi cũng sẽ không dành thời gian cho họ! Cho nên, nếu ai đó không quan tâm tới bạn, thì bạn không cần phải giúp đỡ họ. Bởi vì họ không xứng đáng nhận được sự giúp đỡ đó.
Bây giờ khi một ai đó cần sự giúp đỡ, tôi sẽ đưa ra một mức giá được cho là phù hợp với đôi bên. Điều này nghe có vẻ hơi "thực dụng", nhưng ít ra cũng sẽ làm cho cuộc sống của tôi dễ dàng hơn và tôi hạnh phúc hơn khi biết sự giúp đỡ của mình được ghi nhận bằng một giá trị cụ thể nào đó. Cũng chính vì vậy mà mọi người sẽ suy nghĩ nghiêm túc hơn trước khi họ quyết định yêu cầu điều gì đó từ tôi. Nếu ai đó không thể đủ khả năng để chi trả, tôi thường cung cấp cho họ những sự lựa chọn phù hợp hơn.
Mọi người sẽ luôn luôn cố gắng để khai thác bạn nếu bạn cho phép họ. Nhưng thực tế là bạn không có thời gian để giúp đỡ tất cả mọi người, vậy nên hãy chỉ giúp những người xứng đáng được giúp đỡ từ bạn mà thôi. Và tôi có hai quy tắc dành cho bạn:
Quy tắc 1: Không bao giờ cung cấp bất cứ thứ gì miễn phí.
Quy tắc 2: Không bao giờ quên quy tắc 1.
Hãy nhớ rằng, người đầu tiên bạn cần phải giúp đỡ là CHÍNH BẠN! Nếu giúp mọi người không làm cho bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái, thì đơn giản là bạn không cần phải làm điều đó.
Đôi khi bạn cần phải là ích kỷ và đặt mình quan trọng hơn bất cứ ai. Bỏ qua những gì xã hội đang thúc giục bạn làm đi, vì xã hội không hề chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bạn. Bạn nghèo đói hay giàu sang, xã hội cũng mặc kệ!
2. Đừng giúp đỡ người không đánh giá cao sự trợ giúp của bạn
Nhược điểm lớn nhất của tôi là tôi luôn muốn giúp đỡ mọi người. Tôi giúp mọi người kể cả khi không biết họ có yêu cầu hay không. Nhưng bạn không bao giờ biết khi nào lòng tốt ấy có thể làm tổn thương đến bạn.
Một khách hàng cũ của tôi đang gặp trục trặc trong việc kinh doanh. Tôi cùng các chiến hữu trong team của mình đã dành một vài ngày phân tích tất cả các dữ liệu để tìm ra những vấn đề tồn tại.
Đó không phải là công việc của chúng tôi và chúng tôi cũng không hề yêu cầu họ chi trả cho điều đó. Chúng tôi chỉ làm vì chúng tôi quan tâm đến sự thành công của khách hàng. Team của tôi đã tìm thấy một số vấn đề nghiêm trọng với mô hình kinh doanh và chiến lược của vị khách hàng đó. Nhưng khi chúng tôi nêu ra các vấn đề, vị khách hàng đã nổi giận.
Chúng tôi đã làm điều đó xuất phát từ lòng tốt, và khi chúng tôi nói với khách hàng những gì họ không muốn nghe, lập tức, chúng tôi bị chỉ trích hoặc ghét bỏ. Chỉ vì chúng tôi đã cho ý kiến ​​chuyên môn của mình.
Cách dễ nhất để biến bạn bè của bạn thành kẻ thù là cung cấp cho họ những lời khuyên mà họ không muốn nghe.
Khi tôi muốn giúp đỡ một người nào đó, nghĩa là tôi thực sự mong muốn làm điều đó. Nhưng nhiều khi, mọi người không sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ của tôi. Cũng dễ hiểu. Bởi tất cả mọi thứ đều cần có thời gian để thay đổi và hầu hết mọi người đều không dễ dàng đối mặt với những sự thật tiêu cực.
Vì vậy mà tôi khuyên bạn không nên cung cấp lời khuyên khi mọi người chưa sẵn sàng tiếp nhận nó. Rất có thể vào một ngày nào đó, họ sẽ trở nên cáu kỉnh và đổ lỗi ngược lại cho bạn chỉ vì công việc của họ không đạt được kết quả như mong đợi.
Đó cũng là lý do mà tôi chẳng bao giờ nhận giúp đỡ một ai nữa khi mà cảm thấy họ có vẻ không thật sự tôn trọng lòng tốt và sự nhiệt thành của tôi. Và ít ra thì như thế cũng có nghĩa là tôi sẽ có nhiều thời gian hơn cho bản thân mình.
3. Đừng giúp đỡ người khác nếu bạn không đủ khả năng
Đây là một trong những điều quan trọng nhất. Giúp đỡ một ai đó khi bạn không đủ khả năng là điều vô cùng tồi tệ. Tôi đã làm điều này rất nhiều lần, và đến ngày hôm nay tôi vẫn hối tiếc vì đã làm điều đó.
Một vài năm trước, cha mẹ tôi đi nước ngoài và yêu cầu tôi chăm sóc ngôi nhà của họ, tôi đã gặp khó khăn trong việc chăm sóc cây cảnh. Có khi tôi tưới chúng quá đẫm, nhưng cũng có khi tôi để chúng khô hạn.
Một tháng sau khi cha mẹ tôi trở lại, tất cả các cây đều đã chết. Nếu tôi không nhận lời với họ, có lẽ một người sành sỏi về chăm sóc cây cảnh sẽ được thuê để làm điều đó. Và như vậy thì đám cây cảnh của cha tôi sẽ không bị chết thê thảm. Sau lần ấy, cho tới tận bây giờ, cha tôi đã không yêu cầu tôi chăm sóc cây cảnh thêm một lần nào nữa.
Hãy nhớ, sự nhiệt tình cộng với sự ngu dốt chính là sự phá hoại!
Cung cấp sự trợ giúp khi bạn không thể làm tốt công việc sẽ là lợi bất cập hại. Bạn sẽ khiến cho mọi người bỏ lỡ cơ hội để tìm sự giúp đỡ khác tốt hơn. Và lòng tốt của bạn cũng có thể làm tổn thương người khác, trong một số trường hợp. Một trong những cách dễ nhất để tiêu diệt một mối quan hệ là cố gắng trao đi sự giúp đỡ vượt quá khả năng của mình.
Vậy nên, đừng quá dễ dàng gật đầu trước khi nhận một yêu cầu trợ giúp nào. Hãy suy nghĩ thật kỹ! Bởi một hành động ngẫu nhiên của sự tử tế có thể thay đổi cuộc sống của một ai đó, nhưng nó cũng có thể phá hủy cuộc sống của một ai đó.
                                                                                  Theo Trinh Leng Keng
              Trí thức trẻ

Điểu tận cung tàng - Mưu kế xưa (1)

"Điểu tận cung tàng" nghĩa là: khi chim đã chết thì người ta vất cung đi một nơi mà không dùng đến nữa. Nguyên câu Hán văn: "Giảo thổ tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàng; địch quốc phá, mưu thần vong". Nghĩa là: "Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ thịt; chim bay cao chết, cung tốt vất bỏ; nước địch phá xong, mưu thần bị giết".

Nguyên đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), nước Việt và nước Ngô giao tranh. Vua Ngô là Phù Sai thất bại. Thế cùng lực tận và bị bao vây bức bách quá, định xin hàng. Phù Sai biết có hai bề tôi có uy quyền của Việt vương Câu Tiễn là Tướng quốc Phạm Lãi và Đại phu Văn Chủng, nên viết một bức thư, buộc vào mũi tên, bắn vào thành Việt, mong hai người tâu giúp vua Việt cho hàng. Quân Việt lượm được đệ trình lên Phạm Lãi và Văn Chủng. Thư ấy nói:
"Tôi nghe giảo thỏ chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn. Sao quan Đại phu không lưu cho nước Ngô tôi còn lại một chút để làm cái dư địa sau này".

Nhưng Phạm Lãi và Văn Chủng không cho hàng. Cuối cùng Phù Sai tự tử.

Việt vương Câu Tiễn chiếm được nước Ngô, bày tiệc rượu trên Văn đài nước Ngô. Các quan vui say đánh chén nhưng Câu Tiễn lại có vẻ không vui. Phạm Lãi biết ý nhà vua không muốn nói đến công của kẻ hầu hạ đã diệt được Ngô mà lòng vua lại mang mối nghi kỵ, nên xin từ quan trí sĩ.

Nhưng trước khi bỏ nước du ngũ hồ (1), Phạm Lãi có viết thư gửi cho bạn là Văn Chủng. Thư nói:
"Vua Ngô có nói: "Giảo thỏ đã chết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn". Ngài không nhớ hay sao! Vua Việt môi dài mỏ quạ là người nhẫn nhục mà ghét kẻ có công. Cùng ở lúc hoạn nạn thì được, chớ cùng ở lúc an lạc thì không toàn, nay ngài không đi ắt có tai vạ".

Văn Chủng xem thư phàn nàn Phạm Lãi, cho họ Phạm xử như thế thì khí quá!

Quả thực như lời Phạm Lãi nói. Câu Tiễn không chia cho các quan một thước đất nào, lại có ý khinh dể công thần. Văn Chủng buồn bã, cáo ốm không vào triều. Câu Tiễn vốn biết tài của Văn Chủng, nghĩ thầm: "Ngô đã diệt, còn dùng hắn chi nữa, một khi hắn làm loạn thì làm sao trị nổi?". Do vậy, Câu Tiễn rấp tâm muốn trừ đi Văn Chủng.

Một hôm, Câu Tiễn đến thăm bệnh Văn Chủng, bảo:
- Ta nghe người chí sĩ không lo cái thân mình chết mà lo cái đạo mình không được thực hành. Nhà ngươi có 7 thuật, ta mới thi hành có 3 mà Ngô đã bị diệt, còn thừa 4 thuật, nhà ngươi định dùng làm gì?
Văn Chủng đáp:
- Tôi cũng không biết dùng làm gì cho được!
Câu Tiễn nói:
- Hay nhà ngươi đem 4 thuật ấy mà mưu hộ cho tiền nhân nước Ngô ở dưới âm phủ, phỏng có nên chăng?
Nói xong, lên xe đi về; bỏ thanh kiếm đeo lại chỗ ngồi. Văn Chủng cầm lấy xem thấy vỏ kiếm có đề chữ Chúc Lâu, là thanh kiếm của Phù Sai đưa cho Ngũ Viên tự tử khi trước. Văn Chủng ngửa mặt lên trời than:
"Cổ nhân có nói "Ơn to thì không báo nữa", ta không nghe lời Thiếu Bá (2) đến nỗi bị giết, chẳng cũng ngu lắm ru!".

Văn Chủng nói xong, cầm kiếm tự tử.

Lời nói: "Giảo thổ tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàng...." được nhiều người về sau nhắc lại.

Đời Tây Hán (206 trước 23 sau D.L), Hàn Tín, người đất Hoài Âm phò Hán Lưu Bang, có tài cầm quân nên diệt Triệu, phá Ngụy, thắng Sở, làm cho Sở Bá Vương Hạng Võ phải bức tử ở Ô Giang. Hán Lưu Bang thấy tài của Hàn Tín quán thế thiên hạ và Tín có ý cậy công nên nghi Tín làm phản, lòng toan mưu mẹo chờ dịp giết Tín.

Khoái Triệt là tướng tâm phúc của Hàn Tín có khuyên Tín: "Tôi lo thầm cho túc hạ, vì thấy túc hạ chắc rằng Hán vương (3) chẳng hại thì là lầm lắm. Hễ thú rừng hết thì ắt làm thịt chó săn, túc hạ phải lo cho xa mới được. Vả lại, dũng lược mà rúng chúa, thì mình khốn, công trùm thiên hạ lại chẳng được thưởng. Nay túc hạ mang cái oai rúng chúa, cầm cái công chẳng thưởng mà muốn cho được an thân sao?".

Hàn Tín cho là phải nhưng không nghe theo để đề phòng. Sau Hàn Tín bị vua lừa bắt tại Vân Mộng, kết án mưu phản, toan đem xử tử. Hàn Tín thở dài, than:
- Chim rừng hết thì cung ná quăng, chồn thỏ chết thì chó săn chết, nước giặc phá thì mưu thần mất. Nay thiên hạ định thì tôi phải chết!

May nhờ trung thần là quan Đại phu Điển Khẳn can gián nhà vua nên Tín được tha, nhưng bị tước hết binh quyền. Tuy vậy, cuối cùng, Tín bị vợ của Hán vương là Lữ hậu tên Lữ Trỉ âm mưu dụ bắt Hàn Tín và xử tử tại Vị Ương Cung.

Người sau có làm 2 bài thơ tứ tuyệt than tiếc Hàn Tín. Trong đó có những câu:
"Mười năm chinh chiến công lao nặng,
Một phút phủi rồi uổng xiết chi".
và:
"Chim hết ná quăng đà chẳng biết,
Hoài Âm sao chẳng sớm lo âu".

Ở nước Việt Nam đời nhà Nguyễn (1802-1945), vua Gia Long Nguyễn Ánh sau khi thống nhất đất nước lại có ý nghi kỵ các công thần có tài cán lật đổ ngai vàng của mình, nên tìm dịp để giết hại. Nguyễn Văn Thành có tài thao lược đã theo phò Gia Long từ lúc còn nhỏ, lận đận lao đao với nhà vua, cũng như Đặng Trần Thường có tài văn học, trốn Tây Sơn vào Gia Định giúp vua, thế mà cả hai ông đều bị xử tử vì những lỗi lầm tầm thường.

Tương truyền Đặng Trần Thường khi còn bị giam trong ngục, có làm bài "Hàn vương tôn phú" bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời Hán.

Sử gia Việt Nam, Trần Trọng Kim, soạn giả quyển "Việt Nam sử lược", chép về đoạn này có viết: "....chỉ hiềm có một điều là khi công việc xong rồi, ngài không bảo toàn cho những công thần, mà lại vì những chuyện nhỏ nhặt đem giết hại những người có công với ngài, khếin cho hậu thế ai xem đến những chuyện ấy, cũng nhớ đến vua Hán Cao Tổ, và lại thở dài mà thương tiếc cho những người ham mê hai chữ công danh về đời áp chế ngày xưa."

Ngày xưa, phần đông nhà vua nào cũng thế, chớ riêng gì vua Gia Long. Ngày nay cũng vậy, mới có câu thành ngữ:
"Được chim bẻ ná, được cá quăng nôm"
để chỉ sự phản bội của nhà vua mà cũng là sự phản bội của những người đối với kẻ giúp mình được lập nên thân thế, địa vị.

Dịch vụ Thiết kế websiteDịch vụ seo CIP giúp cho thương hiệu của bạn tiếp cận thị trường online.