Những âm thanh giúp tập trung làm việc cao độ

Hãy thử 4 website sau để tạo ra không gian âm thanh của riêng mình giúp giải toả stress và tập trung làm việc.

1.DEFONIC (http://defonic.com/) – TRỘN ĐỦ LOẠI ÂM THANH VỚI NHAU
Defonic bao gồm rất nhiều những âm thanh từ thiên nhiên đến nhân tạo mà bạn có thể mix và điều chỉnh âm lượng cho từng cái.
Hãy thử tưởng tượng vừa làm việc vừa nghe âm thanh từ rừng nhiệt đới với tiếng chim hót ríu rít, hay tiếng mưa lâm râm, tiếng sóng biển…
Defonic còn có những âm thanh rất đặc biệt như tiếng chuông gió, tiếng mái chèo vỗ nước trên sông, tiếng xe lửa đang chạy và tiếng quạt máy nữa. Vào trang chủ, bạn chỉ cần kéo xuống chút là thấy các âm thanh.
2.NOISLI (http://www.noisli.com/) – MANG CẢ THIÊN NHIÊN VỀ BÀN LÀM VIỆC
Noisli hoạt động khá giống với Defonic, với những âm thanh thiên nhiên như tiếng lửa trại, tiếng gió thổi, tiếng cây cỏ xào xạc hay cả tiếng thành thị nữa mà bạn có thể điều chỉnh lớn nhỏ và mix lại cùng nhau.
Ngoài ra, Noisli khác biệt ở điểm là bạn còn thể lựa chọn các Mode có sẵn như Productivity (Làm việc), Relax (Thư giãn) và Random (Ngẫu nhiên). Chỉ cần bấm vào các Mode này và Noisli sẽ tự động cho ra những âm thanh phù hợp nhất.
3.COFFITIVITY (https://coffitivity.com/) – KHÔNG GIAN QUÁN CÀ PHÊ NGAY TẠI NHÀ BẠN
Coffitivity giúp tạo ra sự đang dạng “tiếng ồn” của một quán cà phê của riêng bạn, tăng sự tập trung và truyền cảm hứng sáng tạo. Chỉ cần vào ngay trang chủ thôi là mọi thứ bắt đầu rồi.
Coffitivity cũng cho bạn nhiều sự lựa chọn: điều chỉnh lớn nhỏ âm thanh và nhạc nền. Còn có cả các hỗn hợp âm thanh đặc biệt như Morning Murmur (âm thanh buổi sáng), Lunchtime Lounge (giờ ăn trưa) và University Undertones (âm thanh “trí thức” của quán cà phê đại học)
4.CALM (http://www.calm.com/) – THƯ GIÃN TỨC THÌ TRONG 2 PHÚT
Calm được thiết kế với giao diện vô cùng đơn giản, với các lựa chọn hình nền tương ứng với các hỗn hợp âm thanh đến từ không gian đó.
Điều đặc biệt của Calm chính là chức năng “Take a Meditation Break” (Thư giãn nhanh) ở góc trái, bạn có thể điều chỉnh thời gian bạn muốn để thư giãn giữa giờ làm việc.
Share để lưu lại nhé!

The Difference Between an Option and a Warrant

Warrants and options share several characteristics but are fundamentally different investment instruments. Options contracts, known as calls and puts, bestow the right, but not the obligation, to buy or sell an underlying stock or other
asset at a predetermined strike price on -- and for American-style options, before -- a termination, or expiry, date. Warrants provide the right to buy an underlying stock from the issuing company at a fixed exercise price until the expiry date. Differences relate to how these derivatives are issued, traded, exercised and priced.
Issuance
Warrants are commonly issued by corporations and are either attached to other instruments, such as preferred shares or bonds, or are unattached, or "naked.” The corporation collects the warrant price, or premium, at the time of sale. Options are written by traders and financial institutions on an options exchange; premiums are not collected by an issuing corporation. Corporations raise capital by issuing stock warrants but have no stake in stock options. Because corporations create new stock shares when warrants are exercised, stock warrants dilute the earnings per share of the issuing corporation, whereas options have no such effect.

Structure

Options are highly standardized exchange-traded products that have well-defined strike prices and expiry dates. Warrants are over-the-counter products, meaning they can be highly customized by the issuer. Option expiration dates can range from one month to three years. Warrants have much longer lifetimes, sometimes up to 15 years. An equity option represents 100 shares of underlying stock, but the conversion ratio for a warrant is set by the issuing corporation and can be convertible into a fractional number of shares.

Pricing

The current price of an option or warrant is composed of time value (based on the time until expiration) and intrinsic value (the difference between the strike price and the current price of the underlying stock). However, corporations always issue warrants with strike prices above current stock prices. Option writers can choose from a standard set of strike prices, including strikes below the current stock price. Option buyers thus have many premium choices depending on strike price; warrant buyers have no such flexibility.

Trading Strategies

Options can be sold long or short, but corporate-issued warrants are long only; corporations cannot issue short warrants. This difference and the flexible premium choices on options make them more suitable to certain trading strategies such as credit spreads, where options are simultaneously purchased and shorted, allowing the writer to collect the net premium. In addition, corporate-issued warrants provide no downside price protection for hedging against a declining underlying stock, but because options can be shorted, they are useful in this regard. Another kind of warrant, a “covered” warrant, is issued by third parties and operates much like an option.

7 thuật nhìn người của Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng xưa nay nổi tiếng với việc nhìn người. Dưới đây là 7 tiêu chí về cách chọn hiền tài của ông, được các nhà nghiên cứu lịch sử phân tích và đúc rút.



1/ Chí
 

Hỏi họ về điều phải lẽ trái để xem chí hướng của họ.

Muốn trọng dụng một người, trước tiên phải biết được ý chí, lập trường của người ấy ra sao. Nếu như đối phương lẫn lộn giữa điều phải lẽ trái hoặc mơ hồ giữa cái đúng cái sai, lập lờ trắng đen thì quyết không thể giao phó trọng trách. Bởi lẽ con người này không vững vàng, không kiên định về lập trường, dễ đổi trắng thay đen và dễ phản trắc.

Chí hướng là động lực thúc đẩy con người tiến lên. Người không có chí hướng thì không thể làm nên việc lớn. Bởi vậy, biết rõ được chí hướng của con người thì sẽ đánh giá được ý chí của họ. Không chỉ Trung Quốc, tại nhiều nước trên thế giới, phần lớn những nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà quân sự nổi tiếng đều có chí hướng ngay từ khi tuổi còn nhỏ.

Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết, mà chính là ở ý chí.

2/ Biến

Nghĩa là đưa ra nhiều câu hỏi, lý lẽ dồn họ vào thế đường cùng để xem khả năng ứng biến đối phó với các tình huống của họ.

“Biến” ở đây là chỉ khả năng ứng phó, năng động. Khi chọn người, người có khả năng ứng biến giỏi, nhất là các tướng cầm quân khi bị dồn vào thế đường cùng, họ ắt sẽ biết cách ứng phó, biết chuyển bại thành thắng, biết mở cho mình con đường sống.

3/ Thức

Nghĩa là dùng mưu kế của mình để tham khảo những mưu kế, sách lược của đối phương, thông qua đó có thể đánh giá những kiến thức của đối phương.

4/ Dũng
Nghĩa là đặt ra những tình huống gian nguy, khó khăn để đánh giá sự dũng cảm của đối phương.

Khi lựa chọn hiền tài, Gia Cát Lượng thường đưa ra những nghịch cảnh, khó khăn gian nguy để thử thách sự dũng cảm của họ, bởi lúc lâm nguy tinh thần dũng cảm vô cùng quan trọng. Khắc phục một khó khăn có thể dễ dàng nhưng khắc phục 10 hay 100 khó khăn, gian nguy liên tiếp đòi hỏi con người phải có tinh thần dũng cảm vô song.

Một nhà triết học người Đức từng nói:

“Chỉ có con người nào đã từng trải qua sự giày vò của địa ngục thì mới có sức mạnh để xây dựng được thiên đường”.

5/ Tính

Gia Cát Lượng cho đối phương uống rượu say để đánh giá tính tình, thực tâm của họ. Rượu là chất kích thích, khi bị say thì vỏ đại não bị tê dại, con người khi ấy bị mất lý tính, không còn ý thức được những hành vi của mình. Nên lời nói của họ không chút giấu giếm mà rất thực lòng. Từ đó Gia Cát Lượng đánh giá đúng thực chất tâm tính của đối phương.

6/ Liêm


Nghĩa là dành cho họ nhiều tiền tài, bổng lộc, thậm chí hứa giao cho trọng trách để đánh giá sự liêm khiết hay lòng tham lam của họ.

Bản tính của con người thường có máu tham, hám lợi, tham tiền, nhất là những người làm quan và giữ trọng trách lớn. Thực tế cũng cho thấy, cổ kim đông tây, người nào vượt lên sự cám dỗ của tiền tài danh vọng thường là những quan thanh liêm, được lòng dân và góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.

7/ Tín

Tức là giao việc cho họ để xem lời họ hứa so với thực tế làm việc ra sao, từ đó đánh giá chữ “Tín” của họ.
Gia Cát Lượng cho rằng một người chỉ biết nói suông không đi đôi với việc làm, là người không có chữ tín. Một đất nước mà không có chữ tín với các nước thì không thể hưng thịnh, một người không có chữ tín với mọi người thì không thể lập nghiệp.
                                                                                                                          Theo ohay.tv

Ảnh hưởng của giá dầu 30 USD/thùng tới nền kinh tế Việt Nam

Cú sốc giảm giá dầu có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Việt Nam năm tới, song chưa chắc đã là điều bất lợi trong trung hạn.

Giá dầu thế giới liên tục lao dốc từ đầu tháng 12, hiện về sát 35 USD một thùng, giảm 33% từ đầu năm. Đây cũng là mức thấp nhất của dầu thô thế giới hơn 10 năm nay. Trước những diễn biến khó lường của giá năng lượng, ban Kinh tế thế giới thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa ra các kịch bản kinh tế khi giá dầu giảm về ngưỡng 30, 40 và 50 USD một thùng.
kinh-te-viet-nam-ra-sao-khi-gia-dau-ve-30-usd-mot-thung
Giá dầu giảm tác động nhiều chiều tới kinh tế Việt Nam, cả tiêu cực lẫn tích cực.
"Việc giá dầu thế giới giảm có tác động nhiều chiều tới kinh tế Việt Nam. Một mặt, nguồn thu từ dầu mỏ giảm do Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô. Nhưng mặt khác, do cũng nhập khẩu dầu thành phẩm để phục vụ sản xuất và tiêu thụ trong nước nên giá dầu giảm cũng giúp cho Việt Nam giảm chi phí nhập khẩu dầu, đồng thời chi phí đầu vào đối với sản xuất trong nước giảm giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất", cơ quan này nhận định.
Cụ thể, ở kịch bản giá dầu về mức thấp kỷ lục 30 USD một thùng, trung tâm này cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 sẽ giảm 1,36% so với cùng kỳ năm trước, chung cảnh ngộ với các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn như Nga, Na Uy, Trung Đông, châu Phi. Lạm phát âm gần 4% do dầu là yếu tố đầu vào sản xuất nhiều loại hàng hóa. Tuy nhiên, cán cân thương mại được hỗ trợ lớn khi kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 1,52% do kinh tế của các quốc gia là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam được cải thiện, chi phí nhập khẩu giảm 1,84%.
Tác động của việc giá dầu giảm về 30 USD một thùng tới kinh tế vĩ mô Việt Nam năm sau so với năm trước (Đơn vị: điểm %)
 
Tốc độ tăng trưởng
Xuất khẩuNhập khẩuTỷ giá thựcLạm phát
2016-1,361,52-1,844,04-3,95
20171,412,122,095,211,61
20180,591,071,665,880,4
20190,671,091,9460,77
20200,630,761,945,450,98
Nguồn: tính toán của nhóm nghiên cứu Ban kinh tế thế giới (NCEIF)
Nếu giá dầu xuống mức 40 USD, so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng kinh tế năm tới giảm 0,85% trong năm 2016. Cú sốc này cũng khiến kinh tế Việt Nam đối mặt với giảm phát (lạm phát âm 2,52%), xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm.
Với kịch bản 50 USD, tăng trưởng kinh tế giảm 0,42% trong năm tới, lạm phát giảm 1,11%.
Tuy nhiên, từ năm 2017 trở đi, khi tăng trưởng thế giới hồi phục, nền kinh tế Việt Nam cũng hồi phục dần ở ba kịch bản. Giá dầu giảm cũng tác động lên tỷ giá hối đoái đa phương, được nhóm nghiên cứu dự báo tăng thấp nhất 1,26% và cao nhất là 6% khi đồng USD mạnh lên.
Từ việc đánh giá tác động của ba kịch bản giá dầu trên tới kinh tế Việt Nam, tiến sĩ Lương Văn Khôi - Trưởng ban Kinh tế thế giới khuyến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi sát sao diễn biến giá dầu và chính sách của các nước đối tác kinh tế lớn để điều chỉnh tỷ giá hợp lý, có những biện pháp bổ trợ như nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng, giảm giá xăng dầu để thúc đẩy ngành sản xuất tăng trưởng và cải cách hệ thống thuế để đảm bảo nguồn thu hoặc bù đắp phần suy giảm do tác động của giá dầu thế giới giảm.
Đồng thời, Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này để tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó chú trọng đến khu vực kinh tế thực và cải cách thể chế một cách sâu rộng để tạo môi trường, tiền đề tốt cho nền kinh tế cất cánh.
Trước việc giá dầu thô liên tiếp sụt giảm, trả lời trên VTV tối 13/12, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định đây là điều đã được cơ quan quản lý dự liệu. "Chúng tôi đã xây dựng các phương án rất cụ thể, không chỉ là những kịch bản cho giá dầu ở mức 60, 50, 45 USD mỗi thùng mà trường hợp 40, 35 thậm chí 30 USD một thùng cũng đã được tính toán", ông nói.
Ông cũng cho biết giá dầu giảm sẽ khiến tiết kiệm được chi phí nhập khẩu xăng dầu. Dự kiến năm 2016, Việt Nam nhập khẩu khoảng 12,5-13 triệu tấn xăng dầu, và nếu mức giá dầu thô vẫn giữ nguyên 36 USD thì sẽ tiết kiệm được 2-2,1 tỷ USD.
Huyền Thư

Nobel 2013 cho các nghiên cứu về dự báo giá chứng khoán

Hiếm có giải Nobel kinh tế nào khiến phố Wall hào hứng như giải của năm nay. Các hãng tin lớn của phố Wall đều chạy các bài dài về 3 nhà kinh tế được giải và các công trình của họ. Theo Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, 3 tên tuổi lớn được trao giải của năm nay là Eugene Fama, Lars Peter Hansen (đều đến từ Đại học Chicago) và Robert Shiller (đến từ Đại học Yale).Lý do khiến giới tài chính hào hứng là vì cả ba vị khôi nguyên của năm nay đều đến từ một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phố Wall là kinh tế học về tài chính(financial economics) và cụ thể là định giá thực nghiệm(empirical asset pricing). Các công trình của các vị tân khôi nguyên này, theo đánh giá của Wall Street Journalđã tạo nên sự tiến hóa trong lĩnh vực quản trị danh mục và định giá chứng khoán, và đi đầu trong việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của cảm xúc trong các quyết định đầu tư.
 
Tại sao cần định giá và dự báo giá
 
Giao dịch trên thị trường tài chính, xét cho cùng, cũng là các giao dịch mua bán tài sản, và vì thế việc định giá luôn là yếu tố cốt lõi mà các bên tham gia thị trường quan tâm. Từ phương diện thực tiễn, định giá chỉ đơn thuần là xem xét hoặc đánh giá xem một miếng đất hoặc một công ty có giá trị là bao nhiêu. Trong trường hợp này, đa số chúng ta sẽ nhờ chuyên gia phân tích và định giá, hoặc so sánh với những tài sản tương tự, hoặc đơn giản là dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Nếu dự báo đúng, chúng ta sẽ làm ra tiền; còn nếu dự báo sai đương nhiên sẽ phải chịu lỗ.  
 
Trong kinh tế học về tài chính, định giá mang một ý nghĩa bao quát hơn. Thứ nhất, định giá xem xét những nhân tố tác động tới biến động về giá trị của tài sản. Ví dụ, một công ty có giá trị là 100 đồng. Thay vì xem xét tại sao công ty có giá trị là 100 đồng, kinh tế học tài chính sẽ xem xét những nhân tố nào tác động tới việc giá trị của công ty đó tăng lên hoặc giảm đi 10%. Thứ hai, định giá đồng nghĩa với việc dự báo giá. Về mặt lý thuyết, nếu chúng ta có thể hiểu được các nhân tố tác động tới biến động giá thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có thể dự báo được giá trong tương lai bằng cách dự báo các nhân tố. Các nhân tố điển hình đã được nghiên cứu nhiều bao gồm các nhân tố vĩ mô như biến động lạm phát, biến động lãi suất ngắn hạn, tỉ lệ thất nghiệp v.v. (Chen, Roll and Ross) các nhân tố vi mô như quy mô công ty, mức độ rủi ro, thanh khoản v.v. (Basu; Banz; Fama and French).
 
Tuy nhiên, cản trở lớn nhất trong định giá thực nghiệm là phương pháp kiểm chứng. Và cản trở lớn nhất trong kiểm chứng là làm thế nào tránh được các tác động kép giữa các nhân tố và giữa thời điểm và do đó sẽ ảnh hưởng tới giá trị dự báo. Ví dụ, tác động giá hôm qua đến giá ngày hôm nay, tác động giá ngày hôm qua đến lãi suất ngày hôm nay v.v. 
 
Sau hơn 50 năm nghiên cứu, cộng đồng khoa học trong kinh tế tài chính đã khá là đồng lòng rằng biến động giá hầu như không dự báo được (returns are unpredictable). Tuy nhiên, có hai trường phái lý giải: học thuyết kỳ vọng hợp lý và học thuyết tài chính hành vi.       
Kỳ vọng hợp lý và sự ra đời của chiến lược đầu tư chỉ số
 
Người lớn tuổi nhất trong số 3 vị tân khôi nguyên, giáo sư Eugene Fama, được coi là cha đẻ của khoa học tài chính hiện đại và học thuyết thị trường hiệu quả (efficient market hypothesis). Công trình  được trao giải năm nay được ông khai sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, và nó bắt nguồn từ một thất bại cá nhân. Từng tham gia mua bán cổ phiếu, và không mấy thành công, Fama dựa trên học thuyết chính thống của kinh tế học là học thuyết vềkỳ vọng hợp lý (rational expectation), để mô hình hóa sự biến động của giá chứng khoán.
 
Theo học thuyết về kỳ vọng hợp lý, bản chất của con người là duy lý, tức là các quyết định của họ không bị chi phối của cảm xúc. Họ tiếp thu các thông tin trên thị trường, và ngay lập tức đưa các thông tin này vào quyết định giá cả và tạo ra một mặt bằng giá. Cụ thể là những thông tin lịch sử như biểu đồ giá (weak form efficiency) và những thông tin ngay tức thì như công bố kết quả kinh doanh (semi-strong form) sẽ được thị trường và các trader biết ngay tức thì. Do đó bất cứ thông tin nào mới có ảnh hưởng tới một chứng khoán, thông tin này lại ngay lập tức được phản ánh vào một mặt bằng giá mới. Vì thế, theo ông, bản chất của thị trường tài chính là thị trường rất hiệu quả, không có lý do gì, và không ai có thể “thắng” được thị trường.
 
Theo Peter Englund, giáo sư ngân hàng của Trường Kinh tế Stockholm và là thư ký của Ủy ban Nobel Kinh tế, “nghiên cứu của Fama cho thấy rằng sẽ cực kỳ khó để thắng được thị trường, và cực kỳ khó để dự báo giá trong thời gian một ngày hay một tuần” và “nó cho thấy không có bất cứ lý do gì để một cá nhân bình thường tham gia vào việc phân tích giá chứng khoán. Thay vào đó, nên đầu tư vào một danh mục rộng gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau.”
 
Ảnh hưởng của các phân tích này vô cùng lớn. Nó khiến các traders phải xem xét lại về chiến lược đầu tư của mình và góp phần hình thành các phương pháp đầu tư mới cho thị trường. Theo Wall Street Journal, chính các công trình này của Fama là một trong những nhân tố chủ chốt để hình thành hệ thống các quỹ đầu tư chỉ số (index fund) hay còn gọi là ETF (Exchange Traded Fund). Những quỹ đầu tư này cũng phản ánh triết lý và học thuyết đầu tư của ông rằng: nếu không thắng được thị trường thì bám theo thị trường.
 
Thị trường không hoàn hảo, bong bóng, và tài chính hành vi
 
Đối lập với Eugene Fama, Robert Shiller lại thấy thị trường rất không hoàn hảo. Bắt đầu bằng công trình “Phải chăng giá chứng khoán lại dao động quá mạnh và không giải thích được bằng sự thay đổi của cổ tức diễn ra sau đó?” (“Do Stock Prices Move Too Much to Be Justified by Subsequent Changes in Dividends?”) xuất bản năm 1981 trên tạp chí American Economic Review, ông đã “tuyên chiến” với học thuyết thị trường hoàn hảo của Eugene Fama.
 
Trong nghiên cứu này, ông đã chỉ ra rằng giá chứng khoán biến động quá mạnh và không giải thích được bởi sự thay đổi của dòng thu nhập đến từ các chứng khoán đó. Nếu giải thích rằng thị trường là duy lý, thì giá chứng khoán phải bằng với kỳ vọng hợp lý của dòng thu nhập này. Vì thế, học thuyết thị trường hoàn hảo là có vấn đề, và rõ ràng là các thị trường chứng khoán “luôn có khuynh hướng ngả theo các xáo trộn không duy lý”.
 
Công trình này của ông được American Economic Review xếp hạng năm 2011 là một trong 20 công trình có ảnh hưởng lớn nhất từng được xuất bản, bên cạnh các công trình khác của các khôi nguyên Nobel trước đây nhưMilton FriedmanJoseph StiglitzFriedrich Hayek và Paul Krugman.
 
Từ nghiên cứu đầu tiên này, Robert Shiller đã đi tiên phong trong việc phân tích các yếu tố “không duy lý” của con người trong việc ra quyết định. Vi dụ, đa số nhà đầu tư và trader sẽ sốt ruột và muốn bán cổ phiếu lúc giá cổ phiếu đó đang lên; trong khi đó nhà đâu tư sẽ không chịu cắt lỗ và quyết tâm ôm cổ phiếu đó hoặc mua thêm lúc giá cổ phiếu đang xuống. Việc này thể hiện tâm lý “sợ rủi ro lúc thắng nhưng sẵn sàng đánh bạc lúc thua” trong tiềm thức con người. Ngoài ra Shiller cũng dùng nhiều nghiên cứu từ ngành tâm lý học để cho thấy rằng quyết định đầu tư của nhà đầu tư bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hành vi của những người xung quanh. Việc này sẽ tạo ra tâm lý bầy đàn vàthổi biến động giá xa khỏi mức giá mà kỳ vọng hợp lý dự báo. Các nghiên cứu của ông đã đặt nền móng cho nhánh khoa học tài chính sau này hay được gọi là tài chính hành vi (behavior finance). Đây là một lĩnh vực tương đối mới và vẫn còn trong giai đoạn phát triển bùng nổ.
 
Theo giáo sư Peter Englund, “các nghiên cứu của Shiller cho thấy có những giai đoạn các tài sản bị định giá quá cao. Shiller đã cảnh báo từ những năm 1990 khi giá cổ phiếu ngành công nghệ thông tin tăng mạnh, rằng nó không bền vững trong dài hạn, và ông đã đúng. Ông cũng cảnh báo trước nhiều năm về tình trạng bong bóng bất động sản ở Mỹ. Và ông cũng đã đúng”.
 
Khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra năm 2008, Shiller đã nói rằng nó “phản ánh các sai lầm và các điểm bất hoàn hảo của hệ thống tài chính mà chúng ta đang cố gắng sửa chữa. Tôi cho rằng còn rất nhiều thứ phải làm. Tôi cho rằng nó sẽ mất nhiều thập kỷ. Nhưng chúng ta đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính trong lịch sử và chúng ta thường học hỏi được từ các cuộc khủng hoảng như vậy”.
 
Rõ ràng, các nghiên cứu của Shiller về sự bất duy lý của con người khi ra quyết định, và vì thế, sự bất hoàn hảo của thị trường, chính là các điểm xuất phát về lý thuyết cực kỳ quan trọng để các nhà quản lý hiểu hơn về thị trường và đưa ra các biện pháp quản lý thích hợp. Từ đó mới mong kiểm soát được các “cơn điên loạn bất duy lý” của thị trường và tránh được các đổ vỡ đáng tiếc mà chúng gây ra.
 
Cách mạng trong phương pháp phân tích định lượng
 
Bất kể là biến động giá có dự báo được hay không hoặc bị tác động bởi những nhân tố nào thì người nghiên cứu cũng cần phải có phương pháp kiểm chứng giả thuyết của mình. Nếu không có phương pháp kiểm chứng khoa học, và dựa vào đó chứng minh được là giả thuyết của mình là đúng, thì giả thuyết chỉ là giả thuyết và chưa được thực tiễn công nhận.
 
Vì thế, cả Eugene Fama và Robert Shiller đều phải dựa vào các phương pháp kiểm chứng định lượng để chứng minh giả thuyết của mình. Và ở đây nảy sinh vai trò nổi bật của vị khôi nguyên thứ ba, giáo sư Lars Peter Hansen.
 
Để kiểm chứng một giả thuyết, thí dụ như VnIndex biến động theo một tập hợp các biến số như lạm phát, thất nhiệp, mức độ thâm hụt thương mại, kiều hối… dưới dạng một phương trình toán nào đó, người ta sẽ cần các phương pháp ước lượng (estimation method) và phương pháp kiểm chứng (test). Các nhà kinh tế lượng (econometrician) là những người phải nghĩ ra các phương pháp ước lượng và các phương pháp kiểm chứng kết quả ước lượng được. Trước Lars Peter Hansen, đã có nhiều phương pháp, thí dụ như OLS (ordinary least square) hay MLE (maximum likelihood).
 
Tuy nhiên, vấn đề của các phương pháp ước lượng và các phương pháp kiểm chứng là chúng đều phải dựa trên các giả định nhất định về đặc điểm của các chuỗi số liệu. Các phương pháp cổ điển như OLS và MLE đều dựa trên các giả định rất chặt. Vì thế, nếu số liệu không có được các đặc điểm này thì các phương pháp OLS và MLE không thể tạo ra các ước lượng tốt, hay nói cách khác là không dùng được.
 
Vấn đề trong các nghiên cứu của Shiller và Famma là chúng đều phải dùng đến các chuỗi số liệu theo thời gian (time series data) nếu muốn kiểm chứng với thực nghiệm. Đó là các chuỗi ghi lại các giá trị của các biến số tại nhiều thời điểm trong quá khứ (thí dụ một chuỗi số liệu theo tháng về lạm phát trong vòng 10 năm). Các chuỗi số liệu kiểu này này có hai vấn đề rất lớn là có hiện tượng liên quan giữa các sai số theo thời gian (serial correlation) và mối liên quan giữa các biến số cần giải thích và những nhân tố khác không quan sát được.
 
Vì hai khuyết điểm này, các phương pháp hồi quy truyền thống dùng để kiểm chứng giả thuyết như OLS và MLE đều không chính xác và đưa đến những kết quả ước lượng sai lệch, không nhất quán.
 
Trong một công trình của mình viết từ ngày còn là nghiên cứu sinh, giáo sư Lars Peter Hansen đã phát triển ra phương pháp gọi là GMM (Generalized Method of Moments). Phương pháp này cho phép nhà thực nghiệm đơn giản hóa giả định và vẫn đưa ra kết quả nhất quán kể cả trong trường hợp số liệu bị hai khuyết điểm trên. Ngoài ra phương pháp GMM cũng là cầu nối trực tiếp giữa thực nghiệm và học thuyết tiêu dùng trong kinh tế vi mô.
 
Trong trường hợp số liệu đủ lớn và các giả định chặt chẽ như OLS thì kết quả giữa GMM và OLS hay Maximum Likelihood sẽ giống nhau. Do đó, OLS hay Maximum Likelihood chỉ đơn thuần là dạng phương trình đặc biệt của GMM. Chính vì những lý do trên và trong môi trường số liệu thực tế ít hơn số liệu lý thuyết đòi hỏi (kể cả đối với thị trường Mỹ hay Việt Nam), GMM là ánh sáng trong đường hầm đối với các nhà nghiên cứu tài chính thực nghiệm, bất kể họ đi theo trường phái kỳ vọng hợp lý của Fama hay trường phái hành vi của Shiller. Và điều này giải thích vì sao Hansen lại nằm trong bộ ba được giải Nobel của năm nay.
 
Ảnh hưởng lớn
 
Thị trường tài chính hiện đại có thể coi là thị trường quan trọng nhất và có ảnh hưởng quyết định, tức thì, đến mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới. Vì thế, việc nghiên cứu về nó, hiểu biết nó, tìm cách kiểm soát tính bất duy lý của nó, và điều tiết nó một cách khôn ngoan, là việc cực kỳ hệ trọng.
 
Như đã chỉ ra ở trên, có thể nói cả ba hướng nghiên cứu tách biệt nhau của ba tân khôi nguyên Nobel kinh tế năm nay đều tạo ra những chấn động và dấu mốc vĩnh cửu trong khoa học kinh tế và tài chính, trong phân tích, tư vấn, và quyết định chính sách, và trong hoạt động cũng như tiến hóa của thị trường tài chính thế giới. Những đóng góp này là thực sự đáng, và đúng ra là đã hơi trễ, để được Ủy ban Nobel vinh danh và nhân loại biết đến.

Code Amibroker (Code Relative Performance)



===========================
_SECTION_BEGIN("Relative Performance");
_N( TickerList = ParamStr("Tickers", "^DJI,MSFT,GE") );
NumBars = 20;
fvb = Status("firstvisiblebar");
Plot( 100 * ( C - C[ fvb ] ) / C[ fvb ], Name(), colorBlue );
for( i = 0; ( symbol = StrExtract( TickerList, i ) ) != ""; i++ )
{
fc = Foreign( symbol, "C" );
if( ! IsNull( fc[ 0 ] ) )
{
Plot( 100 * ( fc - fc[ fvb ] )/ fc[ fvb ], symbol, colorRed + ( (2*i) % 15 ), styleLine );
}
}
PlotGrid( 0, colorYellow);
_N( Title = "{{NAME}} - Suc manh tuong quan [%]: {{VALUES}}" );
_SECTION_END();

============================

Các code amibroker thông dụng (Ichimoku)

Ichimoku Kinko Hyo
1.                  Giới thiệu
Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi một phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda, đã nhanh chóng trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là một kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại.
Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là "Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian", phác hoạ lại diễn biến của giá trên biểu đồ một cách trực quan giúp các Trader có một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn vào hành động giá để nhanh chóng xác định xu thế sắp tới và thời điểm thích hợp để ra/vào thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác.
2.                  Cấu tạo
Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. trong đó có đến 4 đường được tính đơn giản bằng cách lấy trung bình giá cao nhất và giá thấp nhất.
Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low)/2, sử dụng cho 9 phiên.
Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low)/2, sử dụng cho 26 phiên.
Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau.
Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen)/2, được vẽ cho 26 phiên đầu 
Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low)/2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.
Ngoài ra, khoảng cách giữa hai đường Leading Span A và B được gọi là “Kumo” hay “Cloud”. Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52.

==============================
_SECTION_BEGIN("New formula");
SetChartOptions(0,chartShowArrows|chartShowDates);
_N(Title = StrFormat("{{NAME}} - {{INTERVAL}} {{DATE}} Open %g, Hi %g, Lo %g, Close %g (%.1f%%) Vol " +WriteVal( V, 1.0 ) +" {{VALUES}}", O, H, L, C, SelectedValue( ROC( C, 1 )) ));
Plot( C, "Close", ParamColor("Color", colorBlack ), styleNoTitle | ParamStyle("Style") | GetPriceStyle() );
if( ParamToggle("Tooltip shows", "All Values|Only Prices" ) )
{
ToolTip=StrFormat("Open: %g\nHigh: %g\nLow: %g\nClose: %g (%.1f%%)\nVolume: "+NumToStr( V, 1 ), O, H, L, C, SelectedValue( ROC( C, 1 )));
}

SL = ( HHV( H, 26 ) + LLV( L, 26) )/2;
TL = ( HHV( H, 9 ) + LLV( L, 9 ) )/2;
//DL = Ref( C, 26 );
DL=C;
Span1 = (( SL + TL )/2);
Span2 = (HHV( H, 52) + LLV(L, 52))/2;

Plot(SL,"Kijun sen",colorBlue);
Plot(TL,"Tenkan Sen",colorRed);
Plot(DL,"Chikou Span",colorBrightGreen,styleLine,Null,Null,-26);
Plot(Span1,"Span A",colorLightOrange,1,0,0,26);
Plot(Span2,"Span B",colorGrey40,1,0,0,26);
PlotOHLC(Span1,Span2,Span1,Span2,"",IIf(Span1>Span2,colorBrightGreen,colorLightGrey),styleCloud|4096,0,0,26);
_SECTION_END();
=========================================================
Phần I:  Công cụ Ichimoku Kinko Hyo
1.   Tenkan Sen: đường tín hiệu
Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 9 phiên.
Trong khi nhiều người xem Tenkan Sen như một đường trung bình đơn giản SMA9 của giá đóng cửa, thì thực ra nó lại được tính toán dựa trên tỷ lệ trung bình của giá cao nhất và thấp nhất cho 9 phiên. Xem xét biểu đồ dưới đây:

Như có thể thấy trên biểu đồ, Tenkan Sen thường “Flat” hơn so với SMA9. Thực tế này là bởi vì Tenkan Sen được tính theo trung bình của giá cao nhất và thấp nhất chứ không phải trung bình của giá đóng cửa.
Ngoài ra, Tenkan Sen cũng cho nhiều mức hỗ trợ vững chắc hơn so với SMA9 : tại vùng đánh dấu (màu vàng), giá không vượt qua được Tenkan Sen trong khi nó đã phá vỡ và xuyên qua SMA9.
Trong một xu hướng giảm giá, Tenkan Sen sẽ đóng vai trò như một mức kháng cự. Các góc của Tenkan Sen (so với giá) cũng có thể cho chúng ta một ý tưởng:
Một Tenkan Sen dốc góc cạnh sẽ cho biết giá tăng gần như thẳng đứng trong mộtthời gian ngắn hoặc động lực mạnh mẽ, trong khi một Tenkan Sen phẳng (Flat Tenkan Sen) sẽ cho biết động lực thấp hoặc không có động lực khoảng thời gian tương tự.
Tenkan Sen đo lường biến động giá trong một xu hướng ngắn hạn, và cho tín hiệusớm nhất nên cũng vì vậy mà nó kém tin cậy nhất trong 5 đường của hệ thống Ichimoku. Tuy nhiên, khi giá vi phạm Tenkan Sen có thể cho một dấu hiệu ban đầu của một sự thay đổi xu hướng, dù vậy, giống như tất cả các tín hiệu khác, điều này cần phải được xác nhận bởi các thành phần khác trước khi đưa ra quyết định kinh doanh.
Một trong những ứng dụng chính của Tenkan Sen chính là sự giao cắt của nó qua Kijun Sen. Nếu Tenkan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên, thì đó là một tín hiệu tăng giá. Tương tự, nếu Tenkan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống, đó là một tín hiệu giảm giá. 

2.   Kijun Sen: đường xu hướng

Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên.
Kijun Sen là một chỉ báo rất quan trọng trong hệ thống Ichimoku và nó có rất nhiều ứng dụng. Giống như Tenkan Sen, Kijun Sen được tính dựa trên trung bình của giá cao nhất và thấp nhất, nhưng cho 26 phiên (khung thời gian dài hơn). Do vậy, Kijun Sen cũng mang tất cả các tính chất của Tenkan Sen. Ngoài ra, do được tính trên một khoảng thời gian dài hơn, nên tín hiệu được cho bởi Kijun Sen trở nên vững chắc và đáng tin cậy hơn so với Tenkan Sen. Một khi giá vượt quá một trong hai điểm cao nhất hoặc thấp nhất (trong 26 phiên ), Kijun Sen sẽ phản ánh bằng cách câu lên hoặc xuống tương ứng. Như vậy, xu hướng ngắn hạn có thể được xác định bởi hướng của Kijun Sen. Ngoài ra, các góc độ tương đối của Kijun Sen (so với đường giá) sẽ cho biết sức mạnh hay động lực của xu hướng này.
Sự cân bằng về giá được thể hiện bởi Kijun Sen trên biểu đồ cũng chính xác hơn so với Tenkan Sen. Do đó, các mức hỗ trợ và kháng cự được cho bởi Kijun Sencũng đáng tin cậy hơn (xem những vùng được đánh dấu trong hình dưới đây).

Khi giá di chuyển quá xa và quá nhanh trong một thời gian ngắn ( mất cân bằng ) , nó có khuynh hướng quay trở lại Kijun Sen. Do đó, Kijun Sen được ví như “ trung tâm của lực hấp dẫn “ – thu hút giá về chính nó và đưa giá trở lại trạng thái cân bằng. Hiện tượng này đặc biệt rõ ràng khi Kijun Sen là phẳng ( Flat ) hoặc trendless, như có thể thấy trong hình dưới đây:

3.   Chikou Span: đường trễ

Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau 

Chikou Span đại diện cho một trong những tính năng độc đáo nhất của hệ thống Ichimoku, biểu thị giá đóng cửa hiện tại là thời gian chuyển dịch ngược về 26 phiên đã qua – cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về hành động giá, có thể giúp xác định xu hướng sắp tới.

Nếu giá đóng cửa hiện tại (được mô tả bởi Chikou Span ) thấp hơn so với giá của 26 phiên trước đây, nhiều khả năng giá sẽ giảm. Ngược lại, nếu giá đóng cửa hiện tại cao hơn mức giá của 26 phiên trước đây,nhiều khả năng giá sẽ tăng.



Xem xét các biểu đồ trong 2 hình dưới đây:



Ngoài việc cho chúng ta xác định các khả năng tăng/giảm của giá, Chikou Span cũng cung cấp các mức độ hỗ trợ và kháng cự (có thể vẽ đường nằm ngang qua điểm được tạo ra bởi Chikou Span để xem các cấp chính và sử dụng chúng trong phân tích)

Xem hình dưới đây:

4.   Senkou Span A

Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26 phiên đầu

Senkou Span A là thành phần nổi bật nhất, cùng với Senkou Span B tạo thành mây “ Kumo “ hay còn gọi là “ Ichimoku Cloud “ - nền tảng của hệ thống Ichimoku.
Senkou Span A được tính toán dựa trên tỉ lệ trung bình của Tenkan Sen và Kijun Sen (trong 26 phiên) và được thể hiện trên biểu đồ bằng cách chuyển dịch về phía trước 26 phiên.

5.   Senkou Span B

Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.

Senkou Span B cũng là thành phần nổi bật nhất, cùng với Senkou Span A tạo thành mây “ Kumo “ hay còn gọi là “ Ichimoku Cloud “ - nền tảng của hệ thống Ichimoku.
Senkou Span B đại diện cho một cái nhìn dài hạn nhất về trạng thái cân bằng của giá trong hệ thống Ichimoku. Thay vì chỉ xem xét 26 phiên cuối (1 tháng cuối) dựa trên trung bình của Tenkan Sen và Kijun Sen (Senkou Span A), Senkou Span B được tính toán dựa trên trung bình của giá cao nhất và thấp nhất của 52 phiên (2 tháng cuối), được biểu diễn (vẽ) trên biểu đồ bằng cách chuyển dịch về phía trước 26 phiên, như Senkou Span A. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư có được một cái nhìn toàn diện hơn về sự cân bằng của giá, giúp họ xác định các chiến lược kinh doanh tương lai.


Phần II:  Kumo cloud
1.  Giới thiệu
Kumo là trái tim và linh hồn của hệ thống Ichimoku, cho phép ta gần như ngay lập tức có thể thấy được một bức tranh toàn cảnh về xu hướng của thị trường và mối quan hệ giữa giá với xu hướng đó.
Kumo cũng là một thành phần độc đáo nhất trong hệ thống Ichimoku, vì nó cung cấp một cái nhìn đa chiều ( đa điểm ) về các mức hỗ trợ và kháng cự trong một khu vực mở rộng; trái ngược với các hệ thống khác, nơi các mức hỗ trợ và kháng cự chỉ đơn thuần là một điểm duy nhất trên biểu đồ.
Kumo được cấu thành bởi 2 đường là Senkou Span A và Senkou Span B, trong đó mỗi đường lại cung cấp cho ta một cái nhìn toàn cảnh về sự cân bằng giá cũng như các cấp độ hỗ trợ và kháng cự trong một thời gian dài.
Kumo – một vùng không gian mà khi giá lọt vào trong nó ( nơi mức giá cân bằng – thị trường gần như không có xu hướng rõ ràng ) có thể làm cho hành động giá không thể đoán trước được. Việc giao dịch trong vùng này là rất mạo hiểm.
2.  Hỗ trợ và kháng cự
Như đã nói ở trên, một trong những tính năng rất độc đáo của Kumo là cung cấp các mức hỗ trợ và kháng cự đáng tin cậy hơn so với những hệ thống khác. Như có thể thấy trong biểu đồ dưới đây ( Hình 1 ) cho USD/CAD, nơi giá đã tìm đến các mức S & R trên 5 lần nhưng vẫn không thể phá vỡ được trong khoảng thời gian 30 ngày.


Sức mạnh của Kumo trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta so sánh các mức hỗ trợ và kháng cự truyền thống (trendline) với các mức hỗ trợ và kháng cự được cho bởi Kumo.



Trong biểu đồ (hình 2) dưới đây, chúng tôi đã vẽ một Down Trend truyền thống A và một kháng cự truyền thống B (tại giá 1.1867). Khi giá phá vỡ và đóng cửa trên 2 đường này, những Trader giao dịch theo trường phái Breakout nhiều khả năng sẽ đặt một lệnh Buy ngay tại đây (điểm C). Nhưng những Trader sử dụng Ichimoku sẽ nhìn vào vị trí của giá ngay mép dưới của Kumo và dễ dàng nhận ra rằng, sẽ là cực kỳ mạo hiểm cho một lệnh Buy tại vị trí này – một vị trí mà giá đã gặp phải một kháng cự mạnh từ Kumo.

Thật vậy, giá đã giảm khoảng 250 pips sau đó trước khi qua đầu. Đối với những Trader có tài khoản nhỏ thì đây sẽ là một thất bại khá nặng nề. Và, lại một lần nữa, giá phá vỡ và đóng cửa trên mức kháng cự B. Đối với nhiều Trader có thể đây là một cơ hội khác để vào một lệnh Buy tại điểm D, nhưng với những Trader sử dụng Ichimoku sẽ thấy rằng : thật ra giá vẫn nằm trong Kumo, và đây là khu vực nhạy cảm, không có gì là chắc chắn để thực hiện một giao dịch. Họ cũng nhận thức được rằng, ranh giới trên của Kumo ( điểm E ), đường Senkou Span B có thể là một mức kháng cự đáng kể, do đó, họ sẽ đứng ngoài và chờ đợi một cơ hội tốt hơn.
Nhìn mà xem, sau khi gặp ranh giới Kumo và giảm khiêm tốn khoảng 50 pips, giá đã lao dốc và trượt dài một đoạn gần 500 pips.
3.  Mối quan hệ giữa giá và Kumo
Về cơ bản :
Giá trên Kumo (giá hiện tại cao hơn mức giá trung bình trong quá khứ ) => giá có thể tăng
Giá dưới Kumo (giá hiện tại thấp hơn mức giá trung bình trong quá khứ ) => giá có thể giảm
Giá trong Kumo => thị trường không có xu hướng rõ ràng / sideway trong biên độ Kumo.
Nhà đầu tư không nên thực hiện bất kỳ một giao dịch nào vào lúc này, mà hãy chờ đợi cho đến khi giá đóng cửa trên hoặc dưới Kumo.
4.  Quan hệ giữa Senkou Span A & Senkou Span B của Kumo
Kumo được tạo thành từ 2 đường Senkou Span A và Senkou Span B, do vậy, ngoài mối quan hệ giữa giá và Kumo, tự bên trong Kumo còn một mối quan hệ khác nữa là quan hệ giữa 2 đường cấu thành nên nó:

Nếu Senkou A nằm trên Senkou B: giá có thể tăng
Nếu Senkou A nằm dưới Senkou B: giá có thể giảm
Nếu Senkou A và Senkou B hoán đổi vị trí cho nhau => xu hướng cũng có thể thay đổi.

* Một cách diễn giải khác :
Nếu Senkou A cắt Senkou B từ dưới lên : giá có thể tăng
Nếu Senkou A cắt Senkou B từ trên xuống : giá có thể giảm
Tính chất này sẽ được nói rõ hơn ở phần 5: Chiến lược kinh doanh Ichimoku
5.  Độ dày (chiều sâu) của Kumo
Khi nghiên cứu một biểu đồ Ichimoku, bạn sẽ thấy độ sâu hoặc độ dày của Kumo có thể thay đổi liên tục. Độ dày của Kumo là một dấu hiệu của thị trường bất ổn: với một Kumo dày cho thấy giá trong lịch sử biến động cao hơn và Kumo mỏng chỉ một biến động thấp hơn. 
Độ sâu (độ dày) của Kumo là thước đo của biến động giá.
Mặt khác, Kumo càng dày sẽ cho các mức hỗ trợ và kháng cự càng vững chắc.
Đây là một tính chất đặc biệt hữu ích của Kumo, để từ đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý rủi ro, xác định các mức cản cũng như các mục tiêu dừng lỗ, chốt lời dựa vào 2 biên của Kumo.
6.  Kumo phẳng (Flat Top/Bottom Kumo)
Phẳng trên hoặc phẳng dưới ( flat top/bottom ) là hiện tượng thường được quan sát ở Kumo. Cũng giống như “hiệu ứng dây thun” mà một Flat Kijun Sen có thể gây ra với giá, một Flat Senkou Span B cũng có tính chất tương tự. Điều này là bởi vì Senkou Span B chính là đường trung bình của giá cao nhất và thấp nhất qua 52 thời kỳ - nơi mức giá cân bằng.
Từ khi giá cả luôn luôn có khuynh hướng tìm cách quay trở lại trạng thái cân bằng, Flat Senkou Span B đại diện cho một lực hấp dẫn mạnh mẽ, thu hút giá về gần nó hơn.
Trong một xu hướng tăng, việc Senkou Span B flat sẽ dẫn đến một flat bottom Kumo. Ngược lại, trong một xu hướng giảm, việc Senkou Span B flat sẽ dẫn đến một flat top Kumo. Điều này sẽ rất có ích cho các nhà đầu tư giúp họ có thể dự đoán được xu thế giá cả sắp tới để có thể xác định điểm vào hợp lý.

 Phần 3: Chiến lược giao dịch sử dụng hệ thống Ichimoku Kinko Hyo 
Trước khi đi vào chi tiết sử dụng hệ thống Ichimoku để đưa ra chiến lược giao dịch hiệu quả và giảm thiểu tối đa rủi ro, chúng tôi xin lưu ý các bạn rằng: Ichimoku Kinko Hyo là một hệ thống lớn khá phức tạp, cấu tạo bởi 5 thành phần, trong đó, mỗi thành phần đóng vai trò như một “tiểu hệ thống” trong một hệ thống lớn, có quan hệ mật thiết và không thể tách rời. Do vậy, trước khi đưa ra một chiến lược giao dịch cụ thể, cần phải có sự thống nhất của tất cả các thành phần thuộc hệ thống Ichimoku.

Chúng tôi yêu cầu bạn luôn ghi nhớ điều này khi sử dụng các chiến lược.

1.   Tenkan Sen/Kijun Sen cắt nhau
Sự giao cắt giữa Tenkan Sen và Kijun Sen là một trong những chiến lược giao dịch truyền thống nhất trong hệ thống Ichimoku Kinko Hyo. Nếu Tenkan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên, đó là tín hiệu tăng giá. Ngược lại, nếu Tenkan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống, đó là một tín hiệu giảm giá. Giống như tất cả các chiến lược khác trong hệ thống Ichimoku, tín hiêu được cho bởi sự giao cắt giữa Tenkan Sen và Kijun Sen cần có sự xác nhận (thống nhất) từ các thành phần khác của hệ thống.
Nhìn chung, cường độ của tín hiệu có thể được phân thành ba loại chính: mạnh mẽ, trung bình và yếu.
* Tín hiệu mạnh:

BUY: Tenkan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên và vị trí giao cắt phía trên Kumo

SELL: Tenkan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống và vị trí giao cắt dưới Kumo

* Tín hiệu trung bình:
BUY: Tenkan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên và vị trí giao cắt phía trong Kumo
SELL: Tenkan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống và vị trí giao cắt trong Kumo

* Tín hiệu yếu:
BUY: Tenkan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên và vị trí giao cắt phía dưới Kumo
SELL: Tenkan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống và vị trí giao cắt trên Kumo




Như đã nói ở trên, các tín hiệu cần sự thống nhất của tất cả các thành phần, và trong trường hợp này, Chikou Span đóng vai trò để xác nhận tín hiệu:
Nếu sự giao cắt là tăng giá và Chikou Span phía trên đường giá tại thời điểm đó, thì đây là tín hiệu tăng mạnh.
Nếu sự giao cắt là giảm giá và Chikou Span phía dưới đường giá tại thời điểm đó, thì đây là tín hiệu giảm mạnh.
Nếu vị trí giao cắt nằm đối diện với Chikou Span qua đường giá thì đây là một tín hiệu (tăng/giảm) yếu.
A. Mở giao dịch
Mở giao dịch ngay tại vị trí giao cắt. Tuy nhiên cần để ý các mức hỗ trợ/kháng cứ gần đó và chỉ nên vào lệnh ở phía trên/dưới ngưỡng đó (nếu có).
B. Đóng giao dịch
Vị trí đóng giao dịch phụ thuộc vào diễn biến cụ thể trên biểu đồ. Thông thường nên đóng giao dịch khi Tenkan/Kijun cắt nhau theo hướng ngược lại, tuy nhiên, cần kết hợp với kỹ năng quản lý vốn hoặc có thể xem xét các time-frame khác để thoát sớm hơn, hoặc có tín hiệu khác bất lợi.
C. Điểm dừng lỗ

Xem xét các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự qua các time-frame và qui tắc quản lý vốn để xác định điểm dừng lỗ.

D. Điểm chốt lời
Khi Tenkan/Kijun cắt nhau theo hướng ngược lại hoặc khi đã đạt mục tiêu lợi nhuận.
Ví dụ:

Ở biểu đồ H4 trong hình dưới, một tín hiệu cắt tăng giá xảy ra tại điểm A. Điểm giao cắt nằm phía trong Kumo, nên cường độ tăng giá là trung bình. Chúng ta sẽ đợi cây nến kết thúc và đóng cửa trên Kumo, sau đó ta đặt một lệnh Buy tại điểm B (ở giá 1.5918). Vị trí Stop-loss an toàn trong trường hợp này là phía dưới đường Senkou Span B, tại điểm C (giá 1.5872).


Giá đã tăng liên tục trong khoảng 10 đến 11 ngày. Và vào ngày thứ 15, giá giảm kèm theo Tenkan Sen đã cắt trở lại Kijun Sen từ trên xuống, tại điểm D, cho thấy một sự đảo chiều của xu hướng. Và đây cũng chính là thời điểm để đóng giao dịch. Tất toán lệnh ta đã đạt được tổng cộng là 95 pips.
Để giảm thiểu tối đa rủi ro, sau khi giá đã di chuyển được một đoạn đủ xa, ta sẽ dời Stop-Loss đến gần điểm vào. Sau đó, cùng với hướng di chuyển của giá, ta tiếp tục dời Stop-Loss sao cho cách đường Kijun khoảng 5 – 10 pips khi no di chuyển.


2.   Giá cắt Kijun Sen

Đây là một chiến lược mang lại hiệu quả cao trong hệ thống chiến lược Ichimoku. Nó có thể được sử dụng hiệu quả gần như trên tất cả các time-frame, mặc dù trên các time-frame nhỏ sẽ ít đáng tin cậy hơn.
* Các tính chất:
Nếu đường giá cắt Kijun Sen từ dưới lên: giá có thể tăng
Nếu đường giá cắt Kijun Sen từ trên xuống : giá có thể giảm
Tuy nhiên cần có sự xác nhận của các thành phần khác trong hệ thống.

Nhìn chung, cường độ của tín hiệu có thể được phân thành ba loại chính: mạnh mẽ, trung bình và yếu.

* Tín hiệu mạnh:
BUY : tín hiệu cắt tăng giá và vị trí giao cắt phía trên Kumo
SELL : tín hiệu cắt giảm giá và vị trí giao cắt dưới Kumo

* Tín hiệu trung bình:
BUY : tín hiệu cắt tăng giá và vị trí giao cắt phía trong Kumo
SELL : tín hiệu cắt giảm giá và vị trí giao cắt trong Kumo

* Tín hiệu yếu:
BUY : tín hiệu cắt tăng giá và vị trí giao cắt phía dưới Kumo
SELL : tín hiệu cắt giảm giá và vị trí giao cắt trên Kumo


Giống như chiến lược Tenkan/Kijun cắt nhau, các tín hiệu cần có sự xác nhận của Chikou Span:
Nếu sự giao cắt là tăng giá và Chikou Span phía trên đường giá tại thời điểm đó, thì đây là tín hiệu tăng mạnh.
Nếu sự giao cắt là giảm giá và Chikou Span phía dưới đường giá tại thời điểm đó, thì đây là tín hiệu giảm mạnh.
Nếu vị trí giao cắt nằm đối diện với Chikou Span qua đường giá thì đây là một tín hiệu (tăng/giảm) yếu.
A. Mở giao dịch
Mở giao dịch ngay tại vị trí giao cắt. Tuy nhiên cần để ý các mức hỗ trợ/ kháng cự gần đó và chỉ nên vào lệnh ở phía trên/dưới ngưỡng đó (nếu có).
B. Đóng giao dịch
Thông thường nên đóng giao dịch khi Kijun Sen cắt đường giá theo hướng ngược lại.
C. Điểm dừng lỗ
Do Kijun Sen đóng vai trò như một mức hỗ trợ/ kháng cự mà ngay tại đó, khi tiếp cận nó giá sẽ đạt được trạng thái cân bằng. Vì vậy, các ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự cung cấp bởi Kijun Sen là khá vững chắc. Tuy vị trí ( khoảng cách ) điểm dừng lỗ so với điểm vào còn phụ thuộc vào sự biến động (nhiều hay ít) của từng thị trường, nhưng 5 – 10 pips từ Kijun Sen vẫn thích hợp cho hầu hết các tình huống.
D. Điểm chốt lời
Khi Kijun Sen cắt đường giá theo hướng ngược lại hoặc khi đã đạt mục tiêu lợi nhuận.
* Ví dụ:
Hãy xem xét biểu đồ D1 trong hình dưới cho cặp tiền USD/CHF, chúng ta có thể thấy một tín hiệu tăng giá xảy ra tại điểm A. Vị trí giao cắt phía trên Kumo nên đây là một tín hiệu tăng mạnh, tuy nhiên Chikou Span ( không hiển thị trên biểu đồ ) vẫn nằm dưới đường giá nên chúng ta sẽ chờ đợi đến khi nó vượt lên và mở giao dịch tại điểm B. Tại thời điểm này, chúng ta có một lợi thế nữa là Tenkan Sen cắt Kijun Sen phía trên Kumo tại điểm C, càng củng cố thêm cho xu hướng giá tăng mạnh mẽ.

Về vị trí dừng lỗ, áp dụng lý thuyết trên ta sẽ đặt tại điểm C, cách Kijun Sen 10 pips.

Sau khi giá tăng ta tiếp tục di chuyển Stop-Loss theo hướng giá sao cho luôn cách Kijun Sen ở phía đối diện một khoảng là 10pips.

Giá tiếp tục tăng khoảng 40 ngày sau đó và luôn nằm phía trên Kijun Sen. Đến ngày thứ 44, giá bắt đầu giảm, cắt qua Kijun Sen và hit Stop-Loss của chúng ta tại điểm D. Tất toán lệnh ta đạt được lợi nhuận là 641 pips.


3.   Kumo Breakout

Kumo Breakout hay còn gọi là Kumo Trading, là một chiến lược giao dịch có thể được sử dụng trên đa khung thời gian, tuy nhiên nó sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu sử dụng trên các khung thời gian cao hơn như D1, W1, 1MN.
Kumo Breakout là chiến lược giao dịch đơn giản nhất bên trong hệ thống Ichimoku, bởi ta chỉ xét vị trí tương đối giữa nó với đường giá : tín hiệu Buy khi giá phá vỡ và đóng cửa phía trên Kumo, tín hiệu Sell khi giá phá vỡ và đóng cửa dưới Kumo.

A. Mở giao dịch
Mở giao dịch khi giá đóng cửa trên/dưới kumo, theo hướng breakout. Tuy nhiên, cần đảm rằng vị trí breakout không xuất phát từ một Flat top/bottom Kumo (có khuynh hướng thu hút giá về phía nó). Ngoài ra, cũng cần phải có sự xác nhận của Chikou Span, các mức hỗ trợ / kháng cự cũng như hướng giao cắt của Senkou Span A và Senkou Span B (nếu có).
B. Đóng giao dịch
Training stop là một kỹ thuật phổ biến trong giao dịch forex. Và ở đây, chúng ta sẽ đóng giao dịch khi giá có xu hướng đảo chiều (có thể là breakout theo hướng ngược lại) hoặc hit stoploss. (khi sử dụng kỹ thuật training stop) hoặc đã đạt mục tiêu.
C. Điểm dừng lỗ
Trong chiến lược Kumo Breakout, điểm dừng lỗ phải được đặt ở phía đối diện bên ngoài Kumo, cách đường bao kumo từ 10 – 20 pips.
D. Điểm chốt lời
Xem B. Đóng giao dịch
* Ví dụ :

Trong biểu đồ Weekly (cặp AUD/USD) như hình dưới, chúng ta có thể thấy một Bearish kumo breakout tại điểm A. Chúng ta cũng thấy rằng Senkou Span A cắt Senkou Span B từ trên xuống, như một sự xác nhận cho xu hướng giảm.

Tuy nhiên, vị trí breakout lại xuất phát từ một Flat bottom kumo, và bên dưới có một mức hỗ trợ cung cấp bởi Chikou Span tại giá 0.7597. Cho nên, chúng ta hãy đợi và chỉ vào lệnh (Sell) khi giá phá vỡ và đóng cửa dưới mức hỗ trợ này (điểm B).

Về vị trí Stoploss, chúng ta sẽ đặt tại điểm C (0.7994), cách Senkou Span A khoảng 20 pips, cũng là phía trên đỉnh gần nhất. Và như vậy, khi giá tiếp tục giảm được một đoạn, chúng ta sẽ sử dụng kỹ thuật training stop – dời stoploss theo hướng di chuyển của giá.
Do chúng ta sử dụng biểu đồ Weekly, giao dịch theo xu hướng dài hạn. Trong trường hợp này, gần 2 năm sau đó, giá đã tăng lên và phá vỡ kumo theo hướng ngược lại tại điểm D, và đây cũng là thời điểm để đóng lệnh Sell trước đó (đạt, gần 1.100 pips).


4. Senkou Span Cross (giao cắt giữa 2 đường Senkou)

Senkou Span Cross là một kỹ thuật ít được biết đến trong hệ thống giao dịch Ichimoku, bởi đa số đều chỉ xem nó như một tín hiệu xác nhận cho xu hướng. Tuy nhiên, dù sao nó cũng là một chiến lược độc đáo mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua.
Cũng như chiến lược giao dịch dựa trên Kumo breakout, chiến lược dựa trên sự giao cắt giữa 2 đường Senkou sẽ chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi sử dụng trên những khung thời gian cao hơn, như biểu đổ Daily, Weekly,…


* Các tính chất :
Nếu Senkou Span A cắt Senkou Span B từ dưới lên : giá có thể tăng
Nếu Senkou Span A cắt Senkou Span B từ trên xuống : giá có thể giảm
Tuy nhiên cần có sự xác nhận của các thành phần khác trong hệ thống.

Nhìn chung, cường độ của tín hiệu có thể được phân thành ba loại chính: mạnh mẽ, trung bình và yếu.

*  Tín hiệu mạnh:  khi đường giá nằm ngoài kumo và ở cùng hướng với hướnggiao cắt
*  Tín hiệu trung bình :  khi đường giá nằm trong kumo tại thời điểm giao cắt
*  Tín hiệu yếu:  khi đường giá nằm ngoài kumo nhưng ở hướng ngược lại với hướng giao cắt

Như biểu đồ ở hình dưới, các đường kẻ dọc đại diện cho mối quan hệ giữa giá và vị trí giao cắt giữa 2 đường Senkou (trong 26 phiên). Và như các bạn thấy, điểm A đại diện cho một tín hiệu giao cắt tăng giá, và đây là một tín hiệu tăng mạnh do đường giá nằm phía trên kumo tại điểm B. Tương tự, điểm C đại diện cho một tín hiệu cắt giảm giá, và đây cũng là một tín hiệu giảm mạnh do đường giá nằm dưới Kumo ( cùng hướng với hướng giao cắt ) tạo điểm D. Sự giao cắt tại điểm E lại là một tín hiệu tăng giá trung bình do đường giá tại điểm F nằm phía trong Kumo.

A. Mở giao dịch
Điểm vào cho chiến lược sử dụng sự giao cắt giữa 2 đường Senkou cũng tương đối đơn giản. Đầu tiên các nhà đầu tư sẽ quan sát các biểu đồ ở khung thời gian cao hơn để xác định xu hướng dài hạn, sau đó, họ sẽ mở các biều đồ thấp hơn và chờ đợi cho đến khi có một tín hiệu giao cắt có cùng hướng với xu hướng dài hạn và tiến hành mở giao dịch. Tuy nhiên, cần xem xét vị trí tương đối giữa đường giá và Kumo, cũng như sự xác nhận của các thành phần khác trong hệ thống để có được kết quả tối ưu nhất.
B. Đóng giao dịch
Đóng giao dịch khi có tín hiệu giao cắt giữa 2 đường Senkou theo hướng ngược lại hoặc xuất hiện các tín hiệu khác bất lợi hay đã đạt mục tiêu.
C. Điểm dừng lỗ
Điểm dừng lỗ phải được đặt ở phía đối diện bên ngoài Kumo, cách đường bao kumo từ 10 – 20 pips.
D. Điểm chốt lời
Xem B. Đóng giao dịch
* Ví dụ:
Ở biểu đồ Daily ( cặp USD/CAD ) như hình dưới, chúng ta có thể thấy một tín hiệu giao cắt giảm giá giữa 2 đường Senkou tại điểm A. Tại thời điểm này giá phá vỡ và đóng cửa bên dưới Kumo tại điểm B ( bên ngoài và cùng hướng với hướng giao cắt ), nên đây sẽ là một tín hiệu giảm mạnh. ( Cho rằng trên biểu đồ Weekly và Monthly cũng xác nhận xu hướng này.)

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tại điểm B xuất hiện Flat bottom kumo (có khuynh hướng thu hút giá về phía nó) và một mức hỗ trợ bên dưới cung cấp bởi Chikou Span tại giá 1.2290. Do vậy, chúng ta sẽ chờ đợi đến khi giá phá vỡ và đóng cửa dưới mức này và đặt một lệnh Sell tại điểm C.

Về điểm dừng lỗ, ta sẽ đặt tại phía đối diện của Kumo cách đường Senkou Span A khoảng 20pips tại điểm D.

Hơn 4 tháng sau, Senkou Span A và Senkou Span B cắt nhau một lần nữa theo hướng ngược lại tại điểm E, và đây cũng là thới điểm để đóng giao dịch này ( đạt trên 380 pips ).


5. Chikou Span Cross (giao cắt giữa đường giá và Chikou Span)

Chikou Span thường được dùng như một công cụ để xác nhận xu hướng trong hệ thống Ichimoku. Tuy nhiên, việc sử dụng Chikou Span như một chiến lược độc lập cũng mang lại những kết quả rất khả quan.
* Các tính chất :
Nếu Chikou Span cắt đường giá từ dưới lên : giá có thể tăng
Nếu Chikou Span cắt đường giá từ trên xuống : giá có thể giảm
Giống như các thành phần khác trong hệ thống Ichimoku, sự giao cắt giữa Chikou Span với đường giá trong mối quan hệ với Kumo cũng được chia thành 3 cường độ tín hiệu chính :


* Tín hiệu mạnh:
BUY : tín hiệu cắt tăng giá và giá hiện hành nằm phía trên Kumo
SELL : tín hiệu cắt giảm giá và giá hiện hành nằm phía dưới Kumo

* Tín hiệu trung bình :
BUY : tín hiệu cắt tăng giá và giá hiện hành nằm phía trong Kumo
SELL : tín hiệu cắt giảm giá và giá hiện hành nằm phía trong Kumo

* Tín hiệu yếu:
BUY : tín hiệu cắt tăng giá và giá hiện hành nằm phía dưới Kumo
SELL : tín hiệu cắt giảm giá và giá hiện hành nằm phía trên Kumo
Biểu đồ trong hình dưới cung cấp nhiều tín hiệu giao cắt giữa Chikou Span với đường giá. Điểm A1 là điểm mà tại đó Chikou Span cắt đường giá, điểm A2 ( giá hiện hành ) là một cây nến đóng cửa trong một xu hướng giảm. Tuy nhiên, điểm A2 lại nằm trên Kumo nên tín hiệu giảm giá là yếu. Một tín hiệu tăng mạnh có thể được thấy tại điểm B1 và B2, nơi Chikou Span cắt đường giá từ dưới lên ( B1 ) và giá hiện hành ( B2 ) đóng cửa trên Kumo. Điểm C1 và C2 cũng đại diện cho xu hướng giảm yếu khi vị trí giao cắt và giá hiện hành đều phía trên Kumo.

A. Mở giao dịch
Sau khi xem xét vị trí tương đối giữa đường giá và Kumo để xác định cường độ của tín hiệu, cũng như quan sát các biểu đồ lớn hơn nhằm tìm kiếm một sự xác nhận của xu hướng, nhà đầu tư sẽ mở giao dịch ngay tại vị trí giao cắt giữa Chikou Span với đường giá.
B. Đóng giao dịch
Hầu hết các nhà đầu tư sẽ đóng giao dịch khi Chikou Span cắt đường giá một lần nữa theo hướng ngược lại, hoặc khi đã đạt mục tiêu.
C. Điểm dừng lỗ
Chiến lược sử dụng kỹ thuật giao cắt giữa Chikou Span và đường giá không có bất kỳ một quy tắc đặt điểm dừng lỗ nào như một số chiến lược khác. Thay vào đó nhà đầu tư cần xác định các mức cản quan trọng cũng như kỹ năng quản lý vốn để đặt điểm dừng lỗ.
D. Điểm chốt lời
Xem B.Đóng giao dịch
* Ví dụ:
Trong biểu đồ Daily ( cặp USD/CHF ) như hình dưới, chúng ta có thể thấy một tín hiệu cắt tăng giá tại điểm A. Tuy đây là một tín hiệu tăng mạnh ( giá hiện hành nằm trên Kumo ), nhưng Chikou Span vẫn còn nằm bên dưới mức kháng cự của chính nó tại 1.2090. Thêm vào đó, Tenkan Sen và Kijun Sen Flat, nên không cung cấp bất kỳ một tín hiệu xác nhận nào. Vì vậy, chúng ta hãy đợi. Và sang ngày thứ 5, Chikou Span cắt đường giá một lần nữa tại điểm B1, chúng ta sẽ đợi cây nến của ngày hôm đó kết thúc và vào một lệnh Buy tại điểm B2 ( 1.2164 ), vì khi đó đã có tín hiệu xác nhận từ sự giao cắt tăng giá từ Tenkan Sen và Kijun Sen.

Dựa vào tình hình thực tế trên biểu đồ, chúng ta sẽ đặt điểm Stoploss bên dưới Kijun Sen tại giá 1.1956, và tiến hành dời Stoploss theo hướng di chuyển của giá, sao cho luôn nằm dưới Kijun Sen khoảng 5 – 10pips. Và 2 tháng sau, sau khi giá đã tăng trên 560 pips ( C2 ), Chikou Spancắt đường giá một lần nữa theo hướng ngược lại tại điểm C1. ( đạt 450 pips lợi nhuận ).


* Lời kết :

Ichimoku Kinko Hyo là một hệ thống lớn tương đối phức tạp và không dễ cảm nhận, do đó, cần vận dụng các chiến lược vào thực tế một cách linh hoạt và tuân thủ tuyệt đối các quy tắc giao dịch cũng như kỹ năng quản lý vốn nhằm hạn chế rủi ro một cách thấp nhất có thể.
Chúc các bạn thành công !

Dịch vụ Thiết kế websiteDịch vụ seo CIP giúp cho thương hiệu của bạn tiếp cận thị trường online.