Quỹ ETF hoạt động như thế nào?

1. Quỹ hoán đổi danh mục (ETF, Exchange Traded Fund)

Quỹ hoán đổi danh mục (ETF, Exchange Traded Fund) là quỹ đầu tư nắm giữ các loại tài sản như cổ phiếu, hàng hóa, hoặc trái phiếu; và được giao dịch trên thị trường chứng khoán gần với giá trị tài sản ròng (NAV) trong suốt phiên giao dịch.

Hầu hết các quỹ ETF hoạt động dựa trên một chỉ số tham chiếu, như chỉ số chứng khoán hoặc chỉ số trái phiếu.
Quỹ ETF có thể được phân loại theo dạng quỹ mở hay quỹ ủy thác đầu tư (UIT, unit investment trust – hoạt động trong một thời gian xác định và danh mục cố định), nhưng khác với các loại quỹ truyền thống ở một số khía cạnh sau:
(1) Quỹ ETF không bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ trực tiếp cho nhà đầu tư, mà chỉ phát hành theo lô lớn. Ở Việt Nam, một lô đơn vị quỹ ETF gồm tối thiểu 100,000 chứng chỉ quỹ ETF.
(2) Nhà đầu không mua lô đơn vị quỹ bằng tiền, mà thay vào đó mua các lô đơn vị quỹ ETF bằng danh mục chứng khoán cơ cấu – mô phỏng theo danh mục của chỉ số tham chiếu đã được chấp thuận. Các nhà đầu tư trực tiếp mua các lô đơn vị quỹ thường là những tổ chức đầu tư và các đơn vị tạo lập quỹ. Đây là hoạt động trên thị trường sơ cấp.
(3) Sau khi mua các lô đơn vị quỹ, nhà đầu tư thường chia nhỏ ra và bán các chứng chỉ quỹ ETF trên thị trường thứ cấp. Điều này cho phép các nhà đầu tư khác mua các đơn vị quỹ riêng lẻ, thay vì mua lô lớn trên thị trường sơ cấp.
(4) Nhà đầu tư muốn bán chứng chỉ quỹ sẽ có hai sự lựa chọn: (i) bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ cho các nhà đầu tư khác trên thị trường thứ cấp, hoặc (ii) bán các lô đơn vị quỹ ngược lại cho quỹ ETF.
2. Chứng chỉ quỹ ETF được định giá như thế nào?
Tổ chức phát hành tính toán và công bố giá trị tài sản ròng (NAV, Net Asset Value) của quỹ ETF hàng ngày, dựa vào giá đóng cửa của chứng khoán cơ cấu trong danh mục sau khi cộng vào các lệ phí và chi phí.
Trong phiên giao dịch, thị giá chứng chỉ quỹ có thể thay đổi liên tục do sự dao động của giá cổ phiếu trong danh mục đầu tư hay nhu cầu của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, cơ chế kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) thường giữ thị giá chứng chỉ quỹ ETF gần với NAV của nó; cụ thể:
• Nếu giá ETF cao hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có thể mua các chứng khoán cơ cấu để đổi lấy đơn vị quỹ ETF và bán nó trên thị trường chứng khoán để kiếm lợi nhuận.
• Nếu giá ETF thấp hơn giá trị NAV, thì người tham gia kinh doanh arbitrage có thể mua các đơn vị quỹ ETF trên thị trường chứng khoán để đổi lấy chứng khoán cơ cấu, và sau đó bán những cổ phiếu riêng lẻ trên thị trường để kiếm lợi nhuận.
Hoạt động arbitrage giữa các thành viên lập quỹ và tổ chức tạo lập thị trường sẽ đảm bảo giá chứng chỉ quỹ ETF liên hệ chặt chẽ với giá của các chứng khoán cơ cấu.
3. Điều gì quyết định tính thanh khoản của chứng chỉ quỹ ETF?
Quỹ ETF ra đời được xem là giải pháp thay thế có tính thanh khoản cao hơn so với các quỹ tương hỗ (mutual fund).
Các nhà đầu tư tổ chức đủ điều kiện hoạt động trên cả thị trường sơ cấp sẽ dễ dàng tránh được vấn đề thanh khoản thông qua hoạt động mua/bán trực tiếp các lô đơn vị quỹ với quỹ ETF ngay trong phiên; trong khi các nhà nhà đầu tư khác sẽ giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Tuy nhiên, thanh khoản của chứng chỉ quỹ ETF có thể bị ảnh hưởng bởi một số các nhân tố sơ cấp và thứ cấp khác nhau. Những nhân tố sơ cấp bao gồm danh mục đầu tư của quỹ ETF và khối lượng giao dịch của chứng khoán cơ cấu. Những nhân tố thứ cấp bao gồm khối lượng giao dịch của chứng chỉ quỹ và điều kiện thị trường.
Danh mục đầu tư của quỹ ETF. Một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến tính thanh khoản quỹ ETF là các khoản mục đầu tư của quỹ. Nếu các tài sản đầu tư được giao dịch tự do và dễ dàng, thì chứng chỉ quỹ ETF cũng dễ dàng giao dịch.
Tùy vào mục đích khi thành lập quỹ, các quỹ ETF có thể đầu tư vào các chỉ số cụ thể như vốn hóa lớn, trung bình, nhỏ, tăng trưởng hay chỉ số giá trị… Thông thường, các quỹ ETF đầu tư vào các cổ phiếu vốn hóa lớn được niêm yết trên TTCK sẽ có tính thanh khoản cao hơn.
Giao dịch của chứng khoán cơ cấu. Khối lượng giao dịch là kết quả trực tiếp giữa cung và cầu; do đó những cổ phiếu có rủi ro thấp thường được mua bán nhiều hơn. Vì vậy, quỹ ETF đầu tư vào những mã cổ phiếu giao dịch nhiều sẽ có tính thanh khoản cao hơn.
Mức độ quan tâm của nhà đầu tư đối với chứng chỉ quỹ. Số lượng nhà đầu tư quan tâm đến chứng chỉ quỹ cũng có tác động lên tính thanh khoản của quỹ ETF. Sự sẵn sàng tham gia giao dịch sẽ làm tăng khối lượng, và theo đó làm gia tăng thanh khoản.
Môi trường đầu tư. Mức độ rủi ro của môi trường đầu tư có thể ảnh hưởng mạnh đến thanh khoản quỹ ETF. Nếu quỹ đầu tư vào một nhóm ngành rủi ro, trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng hay tại một thị trường rủi ro sẽ khó thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư.

Bộ mặt thật đằng sau quỹ từ thiện của Bill Gates

Ai cũng biết Bill Gates là người giàu nhất thế giới, nhưng lại hiến gần như toàn bộ tài sản vài chục tỷ dollar của mình cho Quỹ từ thiện Melinda Gates mang tên vợ hắn, chỉ để lại cho mấy đứa con mỗi đứa mấy triệu. Quỹ Melinda Gates tài trợ cho rất nhiều dự án Y tế ở Mỹ, châu Phi và các nước thế giới thứ ba. 


Gần như cả thế giới ca ngợi, tung hô việc vợ chồng Gates làm từ thiện như thần, như thánh, chỉ thiếu mỗi việc lập bàn thờ. Nhưng sự thật đằng sau việc vợ chồng Gates lập quỹ từ thiện là gì?

1) Trốn thuế
Sở thuế Mỹ (IRS - Internal Revenue Service) như một ông Karl Marx vô hình, đánh thuế như bổ củi, thu nhập càng cao thì mức thuế càng nhiều. Ai mà thật thà khai báo hết thu nhập cá nhân, đóng thuế theo định mức thì đám triệu phú, tỷ phú Mỹ thành giai cấp Vô sản hết. Ai muốn xem mức thuế cụ thể thì cứ vào web site của IRS mà xem. Nói chung cứ thu nhập tầm 100 K cho đến 200 K một năm mà khai báo thật thà là cũng thành homeless, chứ đừng nói đến tiền triệu với tiền tỷ.

Vì thế nên tài sản của anh Gates nếu đóng thuế thu nhập cá nhân một cách thật thà thì chắc sau ba năm là anh Gates nghèo bằng Dương Chí Dũng. Vì vậy anh ấy mới lập ra quỹ Melinda Gates để cho phần lớn tài sản vào đó, dựng vợ thành Chủ tịch quỹ. Quỹ từ thiện thì không phải đóng thuế, nên anh Gates đã trốn thuế một cách ngoạn mục. Mọi chi phí chơi bời xa xỉ, cuộc sống xa hoa phè phỡn của anh và gia đình được chia ra thành chi phí điều hành quỹ và chi phí hoạt động của hãng Microsoft.

Chả phải vô cớ mà một loạt các anh tỷ phú Mỹ đi làm lãnh lương $1 một năm, mọi chi phí sinh hoạt phè phỡn đều tính vào chi phí điều hành của công ty. Trong khi đó các tờ báo đần độn lại đưa tin như chuyện lạ, và bọn ngu xuẩn thì tưởng đó là khiêm tốn giản dị.

2) Biến giai cấp vô sản toàn thế giới thành chuột bạch
Ở Mỹ cũng như ở các nước phát triển, mỗi khi một công ty dược phẩm ra thuốc mới, nếu thử theo quy trình truyền thống là thử với sinh vật, rồi thuê người tình nguyện thử thì rất tốn kém, vì thời gian thử phải lâu, số người thử phải nhiều thì mới có kết quả, tiền công thuê người thử tại Mỹ và châu Âu cao, chẳng may có chuyện gì thì nó kiện cho SIDA.

Thế là những người như anh Gates nấp đằng sau các quỹ từ thiện và các chương trình tài trợ Y tế cho châu Phi và các nước thứ ba, âm thầm ăn tiền của các công ty dược phẩm để đưa thuốc chữa bệnh đến các nước này, mà mục đích chính là biến giai cấp vô sản ở thế giới thứ ba thành chuôt bạch cho các công ty dược phẩm.

Làm được việc này, chi phí chuyên chở thuốc đi châu Phi, giá thành thuốc …v…v… sẽ được kê khống 5, 7 lần, rồi tính vào chi phí làm từ thiện cho các công ty dược phẩm trốn thuế những số tiền khổng lồ. Các công ty dược còn tiết kiệm được một số tiền cực lớn để thuê người thử thuốc. 

Quỹ từ thiện Gates và các quỹ tương tự cũng bỏ túi được một số tiền lại quả khi giúp các công ty dược phẩm làm điều thất đức này, đồng thời có cớ cho các cuộc du hí đến các vùng nhiệt đới tươi đẹp, chơi bời đĩ bợm dưới chiêu bài làm từ thiện, chi phí tính vào các chương trình Chữa bệnh Từ thiện.

Chưa hết, ở Mỹ hoặc những nước phát triển, bác sĩ phải học và thực tập nội trú mười mấy năm mới có quyền cầm dao mổ, chứ không phải học Y 6 năm ra là cầm dao vung vẩy cắt đủ thứ như ở Việt Nam.  Cơ hội và chi phí thực tập phẫu thuật ở những nước phát triển rất cao, vì cho bác sĩ thực tập mổ, nhỡ xảy ra chuyện gì là SIDA cả đám, đóng cửa bệnh viện.

Đây chính là cơ hội cho những Đoàn Phẫu thuật Nụ cười, nấp sau chiêu bài đi làm từ thiện để đi mổ giai cấp vô sản ở châu Phi và các nước nghèo như mổ lợn. Và các trường đại học Y, các bệnh viện và các Quỹ từ thiện lại một lần nữa có cơ hội trốn thuế, cắt giảm chi phí nhờ các chương trình từ thiện kiểu này.

Tất nhiên không thể phủ nhận ý nghĩa tích cực của các chuyến đi phát thuốc cứu trợ, phẫu thuật nụ cười …v…v…, vì dân nghèo ở thế giới thứ ba khi ốm không có tiền mua thuốc hay phẫu thuật thì kiểu gì cũng chết. Làm chuột bạch thử thuốc hay làm lợn thử dao mổ thì cơ hội sống - chết là khoảng 50 - 50, dù có khi sống cũng thành tật do thử thuốc đểu hay bị mổ nhầm, nhưng cũng còn hơn là chết.
Chưa kể có những người thử được thuốc tốt, gặp bác sĩ giải phẫu thực tập có năng khiếu thì cũng được chữa bệnh tử tế, miễn phí.

Còn hơn là mất tiền đi bệnh viện, trạm xá  và mua dược phẩm ở cái nước mà ai cũng biết là nước nào, có tiền cũng có thể chết mà không có tiền thì chắc chắn chết.

3) Truyền bá Văn hoá phẩm đồi truỵ:
Quỹ từ thiện Melinda Gates chuyên làm về Y tế, nên đã nấp sau chiêu bài sexual research và sexual education để đầu tư vào nhiều công ty, tổ chức và viện nghiên cứu dùng danh nghĩa này để bán văn hoá phẩm đồi truỵ. Nổi bật nhất là Viện nghiên cứu Sinclair Institute ở bang North Carolina. 

Riêng tiền bán DVD đồi truỵ hàng năm của Sinclair Institute đã lên đến hàng tỷ $, và người trong giới ai cũng biết mối quan hệ mật thiết của Quỹ từ thiện Melinda Gates với cái gọi là Viện nghiên cứu này. Sau khi rời khỏi Microsoft, chấm dứt cuộc đời làm tỷ phú software, Bill Gates đã trở thành tỷ phú porno. Đây có lẽ mới chính là mơ ước của cuộc đời hắn, vì theo những nguồn thạo tin, thì Bill Gates có mối quan hệ rất mật thiết và sử dụng hooker rất thường xuyên từ thời vị thành niên.

Hơn nữa, khi theo đuổi giấc mơ tỷ phú porno của cuộc đời mình, Bill Gates không phải đóng một xu thuế nào, vì tất cả đều núp dưới danh nghĩa sexual education và sexual research thuộc về các chương trình Y tế của Quỹ Melinda Gates.

Kết luận:
Tóm lại là Đế quốc Tư bản cũng “Nói vậy mà không phải vậy”. Đừng nhìn những gì Đế quốc nói mà hãy nhìn những việc Đế quốc làm.
Đa số (nếu không phải tất cả) các nhà Tư bản lớn làm từ thiện không phải vì muốn làm người tốt hay chuộc lại lỗi lầm độc ác khi khởi nghiệp, mà chỉ để trốn thuế và kiếm nhiều tiền hơn. 

Tất cá các công ty Tư bản lớn trên thế giới hầu như không đóng một xu thuế nào cho chính phủ Mỹ và các nước phát triển. Các ông các bà thích thì ra Public Library mà tìm số liệu, hoặc thử tự tìm hiểu tại sao hàng trăm công ty hightech lớn nhất nước Mỹ, bao gồm cả Google, Apple, Microsoft … lại đăng ký ở Delaware. Đừng đòi em phải giải thích, nhá.
(FPT Việt nam cũng đăng ký ở Delaware từ 2008 :))) )

Nước Mỹ và thế giới Tư bản sống được là nhờ bóc lột giai cấp bần cố nông đi làm đóng thuế, nộp tô thật thà như em đây, chứ không phải do các công ty Tư bản kếch xù và các tỷ phú, triệu phú. Đã đến lúc thế giới này cần một ông Lenin hay một ông Karl Marx mới để lập lại công bằng. 

(Nguồn: Tham khảo báo mạng)


Cách thực hiện quyền mua cổ phiếu

Quyền mua cổ phiếu (CP) cho phép người nắm giữ có quyền (nhưng không phải là nghĩa vụ) được mua một số lượng CP xác định trước với một giá đã xác định trước và thấp hơn giá hiện hành của CP đó trên thị trường.

Quyền mua được dành cho các cổ đông của tổ chức phát hành muốn phát hành bổ sung CP. Thông thường, cứ ứng với một CP đang nắm giữ, cổ đông sẽ có được một quyền mua tương ứng.
Quyền mua có giá trị tách biệt và có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp trong khoảng thời gian trước khi quyền mua được thực hiện. Chỉ những người đang nắm quyền mua mới mua được CP phát hành bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường, những người không giữ quyền mua thì hoặc không thể mua được CP đó hoặc phải mua CP đó với giá hiện hành trên thị trường. Quyền mua mà công ty đưa ra cho các cổ đông là đặc quyền ngắn hạn (thông thường từ 30-45 ngày) và chỉ được dành cho mỗi CP thường mà cổ đông sở hữu.
Quyền mua CP được giao dịch trên thị trường trong thời hạn hiệu lực của CP đó và những cổ đông không có ý định thực hiện quyền mua có thể tách quyền mua để bán riêng. Số quyền mua cần có để mua 1 CP mới sẽ được căn cứ vào số lượng CP hiện hành và số lượng CP mới được chào bán.
Ví dụ, Công ty A có 5 triệu CP đang lưu hành và muốn phát hành thêm 1 triệu CP nữa, khi đó mỗi một CP hiện hữu sẽ được trao 1 quyền, như vậy sẽ có 5 triệu quyền mua được phát hành. Những quyền này chỉ mang đến cho cổ đông 1 triệu CP mới, vì vậy 5 triệu quyền chia cho 1 triệu CP mới, nghĩa là cứ có 5 quyền mua sẽ được mua 1 CP mới.
Thực hiện quyền mua như thế nào?
Khi nhận được thông báo phân phối quyền mua và chứng nhận quyền mua từ tổ chức phát hành, các cổ đông nhận quyền mua có thể theo một trong 3 cách:
1. Thực hiện quyền mua: Điền vào mẫu đăng ký mua CP mới và gửi kèm chứng nhận quyền mua cùng với tiền mua CP đến đại lý bảo lãnh phát hành CP mới (trường hợp tổ chức phát hành có đại lý bảo lãnh phát hành CP). Như vậy, cổ đông có thể duy trì được tỷ lệ lợi ích trong công ty.
2. Bán quyền mua: Vì chứng chỉ quyền mua là chứng khoán giao dịch được nên cổ đông có thể bán quyền mua trên thị trường thứ cấp và thu lãi từ giá thị trường (mặc dù bằng cách bán quyền, cổ đông đã từ bỏ bất kỳ lợi nhuận tiềm năng có thể có từ việc thực hiện quyền và sở hữu CP).
3. Không thực hiện quyền mua: Khách hàng có thể không thực hiện quyền mua cho tới khi quyền mua hết hiệu lực và họ cũng bị mất nhiều quyền lợi do bị giảm tỷ lệ sở hữu trong công ty.
Thủ tục thực hiện quyền mua
1. Trường hợp phân bổ quyền mua cho cổ đông hiện hữu: Khi quyết định phát hành bổ sung CP mới, Ban giám đốc phải thông báo cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và kèm theo lịch trình phát hành và bản tóm tắt nội dung quyết định của Ban giám đốc, hồ sơ đăng ký phát hành bổ sung... Sau khi được UBCKNN chấp thuận, Ban giám đốc sẽ thông báo việc phát hành CP bổ sung và thời hạn đăng ký mua cho các cổ đông.
2. Trường hợp phân bổ quyền mua cho bên thứ ba: Cũng giống như trường hợp trên nhưng đơn giản hơn nhiều. Cụ thể là không cần đệ trình hồ sơ đăng ký phát hành bổ sung và báo cáo sau phát hành cho UBCKNN, không cần chốt sổ cổ đông. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hiện hữu, CP bổ sung thường được phát hành với giá cao hơn giá thị trường hiện hành của CP đó.
Đại lý bảo lãnh phát hành CP mới bổ sung cũng có thể đồng thời làm luôn công việc trợ giúp thực hiện quyền mua, tức là giúp tổ chức phát hành lưu giữ danh sách người sở hữu quyền mua và khi quyền mua được bán thì đại lý bảo lãnh giúp ghi lại tên chủ sở hữu mới của quyền mua.
Phí dịch vụ của bên bảo lãnh phát hành sẽ do 2 bên thỏa thuận với nhau, thường thì bên bảo lãnh sẽ nhận được khoảng 3% trên tổng giá trị số CP phát hành bổ sung. Ngoài ra, nếu lượng CP không bán hết thì bên bảo lãnh phát hành sẽ phải mua lại tất cả số CP đó nhưng với một mức giá thỏa thuận trước, thường là khoảng 97% của giá CP chào bán.
Giá trị của quyền mua
Từ lúc quyền mua CP được công bố cho đến khi được phát hành thì CP đó chỉ có giá trị trên lý thuyết. Giá trị này là số thu được của nhà đầu tư khi thực hiện quyền mua CP bổ sung với giá thấp hơn giá thị trường.
Ví dụ: Công ty A chào bán quyền mua cho cổ đông, giá thị trường CP A là 40 USD. Theo quy định quyền mua, cứ ứng với mỗi 5 quyền mua (ứng với 5 CP hiện có) sẽ được mua 1 CP mới với giá 25 USD. Khi đó, để có 5 quyền mua, nhà đầu tư phải mua 5 CP với giá 5 x 40 USD = 200 USD. Với 5 quyền mua vừa có được, nhà đầu tư sẽ mua được 1 CP mới với giá 25 USD. Như vậy, nhà đầu tư có tất cả 6 CP (6 CP này đều không còn quyền mua kèm theo) với tổng số tiền bỏ ra là 225 USD. Như vậy, giá mới của mỗi CP là 225 USD/6 = 37,5 USD. Khi đó, giá 1 quyền mua là (40 USD - 37,5 USD) = 2,5 USD.
Ngày giao dịch CP không có quyền mua kèm theo
Trong ngày giao dịch không có quyền mua, giá CP sẽ rớt xuống một mức giá trị chính bằng giá trị của quyền mua. Tại Việt Nam, nếu tổ chức phát hành có phát hành bổ sung CP mới thì giá CP trên thị trường sẽ được điều chỉnh ngay theo mức giá mới của CP (cổ đông hiện hữu vẫn không bị thiệt vì phần giá trị CP cũ mất đi cũng chính bằng giá trị của quyền mua mà họ đã nhận được trước đó).
Trường hợp có một số CP không còn quyền (do cổ đông nắm giữ CP đó đã tách quyền mua ra để bán riêng trên thị trường) thì số CP này cũng vẫn được giao dịch bình thường trên thị trường, nhưng sau đó khi thực hiện thủ tục thanh toán bù trừ thì bộ phận thanh toán bù trừ chứng khoán sẽ trừ lại của người bán CP đó một khoản tiền đúng bằng giá trị của quyền mua mà họ đã tách ra để bán riêng trên thị trường chứng khoán

Dịch vụ Thiết kế websiteDịch vụ seo CIP giúp cho thương hiệu của bạn tiếp cận thị trường online.